+Aa-
    Zalo

    Ai cũng có vài người bạn thích “ăn chùa”

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Có những người “ăn chùa” của bạn bè mười lần nhưng chưa từng mời lại một lần.

    Có những người “ăn chùa” của bạn bè mười lần nhưng chưa từng mời lại một lần.

    Trên bàn nhậu, có một kiểu người thích ăn, thích uống nhưng lại không muốn trả tiền, chỉ thích được mời nhưng lại chẳng bao giờ hào phóng mời lại. Người ta gọi đó là những kẻ thích “ăn chùa”.

    “Ăn chùa” măng cụt nhưng không mua được cho bạn quả chanh

    Trót ở trọ cùng kẻ chỉ thích ăn của người, Huyền My (21 tuổi, sinh viên một trường đại học ở Hà Nội) chịu thiệt trăm bề. Đến khi quá sức chịu đựng, cô phải đăng đàn Facebook, kể lại tình cảnh khổ sở của mình và xin lời khuyên dân mạng.

    Nhiều người bối rối vì gặp phải những kẻ thích "ăn chùa" (ảnh minh họa).

    Ngay từ khi ở chung xóm trọ chứ chưa “về một nhà”, My đã lờ mờ nhận ra tính xấu của người bạn này. My kể, người yêu cô hay mua đồ ăn đem đến phòng, một lần cô bạn kia lên mượn đồ, nhìn thấy hoa quả bày trên bàn liền sà vào ăn chung. Ăn xong còn xin thêm 2, 3 quả đem về.

    Kể từ đó, “quen mui thấy mùi ăn mãi”, cứ hễ ngó thấy anh chàng dắt xe ngang qua cửa là lại chạy lên phòng My hỏi mượn đồ rồi nhân tiện “nếm thử” vài miếng hoa quả.

    “Ức cái là đồ người yêu mình mua không hề rẻ, toàn đồ ăn ở siêu thị và các cửa hàng thực phẩm sạch. Nó cũng vô duyên, bạn trai người ta đến nhà chơi mà cứ ngồi ăn riết, đã thế còn gật gù khen: “Anh này khéo chọn thật”, My ấm ức nói.

    Cách đây một tháng, Huyền My chuyển đến chỗ trọ mới sạch sẽ và tiện nghi hơn. Vì muốn đỡ tiền phòng nên cô ngỏ lời rủ cô bạn ở xóm trọ cũ đến ở cùng. Nào ngờ, tiền phòng không thấy giảm được mấy mà tiền ăn cứ tăng lên ngùn ngụt.

    Bạn trọ có tính tiết kiệm, quy định mỗi ngày chỉ đóng hai ba chục tiền ăn nên khi đi chợ My thường phải dè sẻn. Đến bữa, đồ ăn thì ít mà cô bạn kia thì ăn nhanh nên cô thường bị đói.

    Ngoài bữa chính, cô hay mua thêm hoa quả, sữa chua, bánh kẹo… ăn thêm nhưng không bao giờ để dành được quá một ngày bởi, “thừa đâu, nó giải quyết hết đến đó”. Cô bạn nặng 60kg còn liên miệng kêu: “Ở với mày tao mập lên bao nhiêu”.

    “Thôi thì, đồ ăn không đem vô tủ khóa được nên không tính, nó ăn được thì nó ăn. Mình ghét nhất cái tính ki bo, kẹt sỉ, chỉ biết ăn của người mà không chịu có đi có lại của nó. Ngay tối hôm trước, nó còn ăn của mình hơn chục quả măng cụt mà hôm sau, nhờ mua một quả chanh nó lại kêu quên ví ở nhà. Quên ví mà lại có tiền mua chì kẻ mắt, nó lừa trẻ con à?”, My chia sẻ.

    My "phát rồ" vì cô bạn chỉ thích ăn chứ không thích chi (ảnh minh họa).

    Đỉnh điểm là một lần bị ốm, cô nhờ bạn cùng phòng đi học về mua giúp viên thuốc hạ sốt. Cô bạn kia về nhà “tay không” với lý do: “Tớ cũng bị sốt này nhưng không muốn uống thuốc vì sợ uống nhiều nhờn thuốc”.

    Đến khi My gọi điện nhờ người yêu mua giúp thuốc và đồ ăn, cô bạn đó lại tỏ ra mệt mỏi, nói với vào: “Mua luôn hộ em nhé!”.

    Nhiều lần bực bội, khó chịu nhưng Huyền My lại không có cách nào thoát khỏi kẻ thích “ăn chùa” bởi trước đây, chính cô là người rủ họ về ở cùng.

    “Ăn chùa” cả chục lần nhưng không mời lại một lần

    Nhóm bạn nhậu của Lê Tuấn (26 tuổi) đặt ra quy định: “Hôm nào ai mời thì người đó phải trả tiền”. Quy định là vậy nhưng hầu hết anh em trong nhóm đều biết ý, luân phiên nhau chủ động mời mọc, chỉ duy một thành viên cố tình “nằm ngoài vùng phủ sóng”.

    Tuấn kể, nhóm bạn của anh có 6 người, thường tụ tập vào chiều tối thứ hai hàng tuần, sau giờ đá bóng. Anh bạn kia, mỗi lần nhậu đều ăn uống nhiệt tình nhưng hễ đến lượt mình mời theo “luật ngầm” lại là ngồi im re hoặc lấy lý do quên ví, bận việc về trước… để không phải trả tiền.

    “Cả chục lần như vậy, bọn mình cũng nhắc khéo: “Uống bia của H. chắc ngon lắm, hôm nào cho anh em thử tí”. Hắn chỉ cười khà khà kêu “đợi chờ là hạnh phúc”. Đợi chờ cái… gì. Nếu không chung một đội bóng, hắn đã bị đá ra khỏi hội lâu rồi”, Tuấn bức xúc.

    Bạn của Mai Anh đã có màn xù tiền "điệu nghệ" (ảnh minh họa).

    Mai Anh (22 tuổi) cũng từng chứng kiến cách xù tiền nhậu rất “điệu nghệ” của một cô bạn trong nhóm. Lần đó, cô và nhóm bạn đi chơi hai tăng, tăng một đi ăn, chi phí chia đều, tăng hai đi hát karaoke và cũng định “cam-pu-chia” sòng phẳng.

    Nhưng đến lúc tính tiền, một bạn nữ trong hội (ăn có, uống có, hát cũng có) lại viện cớ có bạn đến chở về, chưa tìm được quán hát nên phải xuống đón. Mai Anh và bốn người bạn còn lại tự góp tiền trả, không may thiếu 10.000 đồng phải “nói khó” với chủ quán…

    “Cay nhất là vừa bước ra khỏi phòng, mình thấy nó lò dò từ phòng vệ sinh đi ra. Nó hỏi qua loa hết bao nhiêu tiền, mình bảo: “Mỗi đứa hết 200.000 đồng”. Nó im lặng đi tiếp, về sau cũng không thèm trả. Đi chơi gặp phải những đứa như thế mất vui thật. Mình bực lắm đấy vì đây không phải lần đầu nó lầy thế”, Mai Anh kể.

    Nguồn: Dân Việt

    Xem thêm video:

    [mecloud]Z58yf58TE8[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ai-cung-co-vai-nguoi-ban-thich-an-chua-a164183.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.