+Aa-
    Zalo

    9 nhân vật bần tiện giàu nhất mọi thời đại

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Danh sách do Time thống kê có sự xuất hiện của cả những ngôi sao điện ảnh nổi tiếng, một số ông trùm dầu khí, bất động sản.

    Danh sách do Time thống kê có sự xuất hiện của cả những ngôi sao điện ảnh nổi tiếng, một số ông trùm dầu khí, bất động sản.

    Warren Buffett, nhà đầu tư tỷ phú, nổi tiếng với tính tiết kiệm, sống trong một căn hộ ở Omaha mà ông mua vào năm 1950, di chuyển bằng một chiếc ôtô kiểu Mỹ bình thường.

    Sam Walton, tỷ phú đồng sáng lập hệ thống siêu thị Wal-mart, cũng sống thoải mái mà không cần sở hữu bất cứ món đồ chơi xa xỉ nào trong khi ông hoàn toàn có thể có được chúng. "Tại sao tôi lại lái một chiếc xe tải nhỏ? Tại sao tôi phải lôi chiếc Rolls-Royce của mình ra và lái nó đi loanh quanh nhỉ", ông hỏi trong cuốn tự truyện của chính mình.

    Dưới đây là 9 nhân vật nổi tiếng dường như đã bước qua ranh giới giữa sự tiết kiệm đáng ngưỡng mộ và sự keo kiệt đáng sợ. Một vài người tích trữ của cải, từ chối nhu cầu của bản thân cũng như của gia đình từ những thứ nhỏ nhất. Những người khác sống hào phóng nhưng lại chẳng để thừa ra được chút gì phục vụ cho sở thích riêng của họ.

     Charlie Chaplin (1889 - 1977)

    Charlie Chaplin trở về từ châu Âu - 18/10/1921. Ảnh: Getty Images.

    Biểu tượng vĩ đại của phim câm được cho rằng đã kiếm được 10.000 USD một tuần vào năm 1916, tương đương với 219.000 USD vào thời điểm hiện tại. "Ngay cả khi đã có cả triệu USD trong ngân hàng, Chaplin hầu như không bao giờ mang theo tiền mặt. Khi ra ngoài ăn uống với bạn bè ông luôn để mọi người có cơ hội trả tiền", người quan sát Kenneth S.Lynn cho biết.

    Diễn viên Marlon Brando gọi ông là "một kẻ bạo chúa tự cao tự đại" và "một kẻ keo kiệt bủn xỉn". Trong khi Orson Welles sẵn sàng dùng ông để làm món cá cược cho danh hiệu "người đàn ông có giá rẻ nhất đã từng sống" với số tiền cược ngày một tăng lên.

    Theo truyền thuyết của Hollywood, Chaplin mượn một người thợ mộc thiết kế xưởng phim để xây dựng căn nhà ở Bervelly Hills nhằm tiết kiệm tiền. Kết quả, một căn nhà có kiến trúc mong manh dễ vỡ đến mức nó đã có biệt danh là Breakaway House đã hình thành.

    J.Paul Getty (1892 - 1976)

    Paul Getty - tháng 1/1973. Ảnh: Paris Match/Corbis.

    Được cho là công dân tư nhân giàu có nhất thế giới trong thời đại của ông, tỷ phú dầu khí hay ly dị và kết hôn này thường yêu cầu máy bay phản lực quốc tế để di chuyển nhưng lại ghét việc phải chi trả tiền vé.

    Người viết tiểu sử Robert Lenzer cho hay, dù ở các khách sạn hạng sang, Getty vẫn thường đặt các phòng nhỏ nhất và rẻ nhất. Ông cũng thường bị bắt gặp trong bộ dạng "sống trong một chiếc vali và tiến hành công việc kinh doanh trong chiếc hộp giày".

    Khi ông mua một lâu đài ở ngoại ô London, quan sát viên có thể đã nghĩ rằng suy nghĩ của ông cuối cùng thì đã thoải mái hơn một chút. Nhưng bài báo cáo sau đó nói rằng ông đã đặt một chiếc payphone cho việc giao dịch với khách hàng và đặt ổ khóa lên trên tất cả điện thoại khác trong nhà. Getty không phủ nhận điều này, nhưng những trang tự truyện của ông thay vì kể chuyện thì lại dành quá nhiều thời gian để thuyết phục người đọc tin vào một câu chuyện khác.

    Sau đó, trong lời bào chữa, Getty cho biết ông không sở hữu ngôi nhà nào cả. Công ty của ông đã xây dựng nó, còn Getty thực sự chỉ đi kiếm tìm lợi ích cho cổ đông.

    Cary Grant (1904 - 1986)

    Cary Grant rời khách sạn ở London, 24/4/1946. Ảnh: Getty Images.

    Cary Grant sinh ra tại Archibald Leach, Anh trước khi đến Mỹ khi vào thiếu niên. Vào năm 1930, ông không chỉ là một trong những diễn viên được trả cát xê cao nhất ở Hollywood mà còn khá nổi tiếng khi kết hôn với một trong những phụ nữ giàu nhất thế giới, người thừa kế cửa hàng Wollworth - Barbara Hulton. Báo chí gọi họ là Cash & Cary và cuộc hôn nhân này kéo dài 3 năm. Nhưng dù thế nào, thói quen tiết kiệm đến kẹt xỉ của Cary Grant khó mà bỏ được và thậm chí đã trở nên bất tử.

    Một số câu chuyện kể lại, ông không ngại đánh dấu những chai sữa trong tủ lạnh để kiểm tra lượng uống hàng ngày. Ngoài ra, ông lập hóa đơn cho việc giặt ủi, đút túi 25 cent tiền thừa trong khi luôn tuyên bố rằng sẽ dùng để đi làm từ thiện. Grant vui vẻ thừa nhận thông tin ông thích cắt giảm và tiết kiệm những chiếc cúc áo cũ và còn cho rằng điều này rất hợp lý.

    Hetty Green  (1834 - 1916)

    Hetty Green, 1907. Ảnh: Getty Images.

    Hetty Green được coi là người phụ nữ giàu nhất Hoa Kỳ trong thời đại của bà. Nhưng thậm chí còn hơn cả danh hiệu "Phù thủy phố Wall", nhân vật này có biệt hiệu hoàn toàn phù hợp với những hoạt động kinh doanh máu lạnh và thói quen mặc đồ màu đen của bà.

    Green là một trong những người keo kiệt khét tiếng. Khi cần phải gặp bác sĩ, bà sẽ ăn vận những bộ đồ màu đen tồi tàn nhất và đi đến một phòng khám miễn phí, đăng ký dưới một cái tên giả để tránh phải trả tiền. Một câu chuyện được lưu hành rộng rãi cho biết, con trai bà bị mất đi một chân vì Green không muốn trả tiền cho một cuộc trị liệu thích hợp.

    Mặc dù cổ phần bất động sản của bà ở New York, Boston, Chicago và St.Louis vô cùng lớn, Green vẫn sống trong một loạt căn hộ giá rẻ và ở chung với các gia đình khác. Tại các nhà hàng, bà được biết đến với thói quen mặc cả người phục vụ bàn trước khi đặt hàng một số mặt hàng rẻ tiền. Bà thường mang theo một xô bột yến mạch khô, trộn với nước để sưởi.

    Leona Helmsley (1920 - 2007)

    Leona Helmsey năm 2002. Ảnh: Getty Images.

    Nam tước phu nhân của khách sạn New York thường được gọi là nữ hoàng xấu tính. Một trích dẫn nói rằng nhân vật này đã áp dụng tuyên ngôn "không đóng thuế" cho hầu như mọi hóa đơn. Bà đã bị 8 nhà thầu riêng biệt cùng lúc khởi kiện.

    Donald Trump, người có nhiều kinh nghiệm đối phó với Hemsley, là một trong những nhân vật có ít sự thông cảm dành cho bà. "Tôi có thể cảm thấy tiếc cho kẻ thù tồi tệ nhất của tôi, nhưng tôi không thể cảm thấy tiếc cho Leona Helmsley", ông nói. "Cô ấy xứng đáng với bất cứ điều gì có thể xảy ra".

    Helmsley qua đời vào năm 2007, và một trong những hành động hảo tâm hiếm thấy với việc để lại 12 triệu USD cho... con chó của mình.

    H.L. Hunt (1889 - 1974)

    Ảnh: Getty Images.

    Là một tỷ phú dầu lửa, H.L.Hunt nổi tiếng với lối sống tiết kiệm: mua phục trang giá rẻ, tự cắt tóc và lái chiếc xe Plymouth cũ để đi làm. Ông được cho là chưa sử dụng khối đỗ xe văn phòng để tránh khoản phí 50 cent phí gửi xe.

    Hunt quan sát và tuyên bố: "Một triệu phú ném tiền của mình khắp nơi trong thành phố là ngu dốt".

    Aristotle Onassis (1906 - 1975)

    Aristotle Onasis, 1/1/1970. Ảnh: Getty Images.

    Người viết tiểu sử Stephen Birmingham kể về chuyến thăm nhà bếp của thủy thủ trên chiếc du thuyền của Aristotle Onassis. Ông giật nắp thùng rác, bới tay sâu vào nơi tận cùng của nó. Trên tay là nắm mì ăn thừa, ông đã khóc và nói một cách đầy giận dữ: "Tại sao những thực phẩm này lại bị bỏ đi?".

    Onassis nổi tiếng với những lời khuyên của một người keo kiệt như từ chối mặc áo khoác khi tới câu lạc bộ đêm, ngay cả khi trong mùa đông lạnh. "Kể từ khi tôi được biết đến như một người giàu có, tôi cảm thấy mình sẽ phải boa ít nhất là 5 USD cho mỗi lần kiểm tra áo khoác" ông từng giải thích về lý do không mặc áo khoác. "Lúc đó, tôi sẽ phải mặc một chiếc áo rất tốn kém, và nó phải được bảo hiểm".

    Công tước và nữ công tước xứ Windsor (1894 - 1972 ; 1896 - 1986)

    Khi vua Edward VIII nổi tiếng từ bỏ ngai vàng nước Anh vào năm 1936 để kết hôn với "Người Mỹ ly dị" Wallis Simpson, ông đã không từ bỏ nhiều thứ khác. Mặc dù bị giáng chức xuống thành công tước xứ Windsor, ông vẫn còn sở hữu một khối tài sản Hoàng gia, ước tính khoảng từ 80 triệu USD đến 250 triệu USD vào thời điểm hiện tại. Mặc dù vậy, ông cũng nổi danh là một kẻ keo kiệt huyền thoại.

    Công tước và nữ công tước có nhà trên khắp thế giới nhưng dành phần lớn thời gian để đi du lịch với giá chiết khấu cao. Tàu biển yêu thích của họ là S.S. Hoa Kỳ, với 3 phòng - một chỗ cho công tước, một cho nữ công tước được khuyến mại khoảng 70\% giá vé dành cho thường dân.

    Vợ công tước xứ Windsor đã sẵn sàng đồng lõa với chồng trong việc để những người khác nhận hóa đơn, đồng thời để nhiều tiền hơn dành cho quần áo và trang sức. Các hóa đơn quần áo của cô rơi vào khoảng 800.000 USD một năm.

    Công tước và nữ công tước, 2/1/1939. Ảnh: Getty Images.

    Người viết tiểu sử Stephen Birmingham kể về chuyến thăm nhà bếp của thủy thủ trên chiếc du thuyền của Aristotle Onassis. Ông giật nắp thùng rác, bới tay sâu vào nơi tận cùng của nó. Trên tay là nắm mì ăn thừa, ông đã khóc và nói một cách đầy giận dữ: "Tại sao những thực phẩm này lại bị bỏ đi?".

    Onassis nổi tiếng với những lời khuyên của một người keo kiệt như từ chối mặc áo khoác khi tới câu lạc bộ đêm, ngay cả khi trong mùa đông lạnh. "Kể từ khi tôi được biết đến như một người giàu có, tôi cảm thấy mình sẽ phải boa ít nhất là 5 USD cho mỗi lần kiểm tra áo khoác" ông từng giải thích về lý do không mặc áo khoác. "Lúc đó, tôi sẽ phải mặc một chiếc áo rất tốn kém, và nó phải được bảo hiểm".

    Theo Tri thức thực tuyến

    Xem thêm video:

    [mecloud] saVn8LugEi[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/9-nhan-vat-ban-tien-giau-nhat-moi-thoi-dai-a110400.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.