Nếu không muốn tình trạng suy giảm trí nhớ ngày càng tăng nặng, bạn nên áp dụng ngay 8 phương pháp khắc phục, cải thiện tình trạng não bộ dưới đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị suy giảm trí nhớ
Sự tăng sinh gốc tự do khiến suy giảm trí nhớ có xu hướng ngày càng trẻ hóa, biểu hiện bằng triệu chứng mất tập trung ở nhóm tuổi dưới 18 và chứng hay quên ở người trước 45 tuổi.
Bạn đọc Nguyễn Thanh Chiến, 28 tuổi, ở Bắc Giang chia sẻ: “Dạo gần đây nhiều khi tôi không thể nhớ nổi tên người hàng xóm thân thiết hay người quen; đồng nghiệp khi giáp mặt, phải mất một lúc mới nhớ ra là ai”.
Sự đãng trí không chỉ làm cuộc sống của người trẻ bị đảo lộn mà còn gây không ít rắc rối trong công việc. Nhiều trường hợp không nhớ việc sếp giao, đi thuyết trình quên mang tài liệu, không tập trung trong giao tiếp... Anh Phạm Anh Tú, 25 tuổi, là nhân viên kinh doanh tại Hà Nội tự nhận thấy: “Dạo này tần suất hay quên của tôi ngày càng lớn, đặc biệt tốc độ suy nghĩ chậm lại, kém tập trung, giảm tư duy. Nhiều lúc giao tiếp với đồng nghiệp hay đối tác, tôi phải hỏi đi hỏi lại một vấn đề đơn giản”.
Chị Nguyễn Thị Bích Liên ở Biên Hòa, Đồng Nai chia sẻ về vấn đề của cô con gái đang học cấp 3: “Cháu thường xuyên quên bài đã thuộc chỉ sau vài giờ”.
Về đối tượng, Phó Giáo sư, bác sĩ Nguyễn Văn Liệu cho biết, suy giảm trí nhớ có thể xảy ra với bất kỳ ai, đặc biệt là nhân viên văn phòng, phụ nữ sau sinh, người chịu nhiều áp lực, hay uống rượu bia và thuốc lá, người có tiền sử tổn thương não... Đáng lo ngại, suy giảm trí nhớ đang gia tăng ở nhóm học sinh - sinh viên, biểu hiện bằng sự mất tập trung trong học tập, tâm lý lo âu, mệt mỏi khi đối mặt với bài vở.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng này ở người trẻ là từ các gốc tự do - được sản sinh hàng ngày trong quá trình chuyển hóa của cơ thể. Giáo sư, bác sĩ Lê Đức Hinh lý giải đây là những nguyên tử hay phân tử kém ổn định vì bị mất một điện tử ở quỹ đạo ngoài cùng nên rất thích “chọc phá” các mô chứa nhiều lipid, đặc biệt là não – cơ quan chỉ chiếm 2% trọng lượng nhưng lại chứa tới 60% lipid của cơ thể. Vì vậy, người trẻ dễ suy giảm trí nhớ nếu tiếp tay cho các gốc tự do phá hủy tế bào thần kinh thông qua thức ăn nhanh, nhiều năng lượng, chất kích thích, stress, mất ngủ…
Các chuyên gia cảnh báo, ngoài tác động xấu tới sức khỏe, công việc và cuộc sống, suy giảm trí nhớ còn khiến người trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh sa sút trí tuệ như Alzheimer, Parkinson khi về già. Do vậy, cần theo dõi các biểu hiện ban đầu của suy giảm trí nhớ để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Bên cạnh đó, cải thiện trí nhớ và loại bỏ gốc tự do ngay từ sớm là biện pháp được các chuyên gia khuyến cáo. Giới trẻ nên sắp xếp công việc để có thể ngủ sớm, ngủ sâu; xây dựng chế độ sống lành mạnh, dành thời gian tập luyện thể thao và rèn luyện trí nhớ thông qua học ngoại ngữ, chơi cờ…
8 cách "kích hoạt" và cải thiện trí nhớ siêu hiệu quả bạn nên áp dụng
1. Vận động bộ nhớ
Biên đạo múa có tiếng của - Twyla Tharp đã rèn luyện trí óc của mình bằng phương pháp cố gắng ghi nhớ trong đầu thay vì viết ra giấy. Khi xem lại buổi trình diễn, bà cố nhớ 12 - 14 lỗi sai để sau đó mang ra thảo luận.
Nghiên cứu cho thấy, việc ghi nhớ các sự kiện và trao đổi với những người khác là một phương thức cải thiện trí óc hiệu quả. Những hoạt động này giúp vận hành các cấp độ của não bộ như: tiếp nhận, ghi nhớ và suy nghĩ.
Cố gắng sử dụng chính cái đầu để ghi nhớ thay vì viết vào giấy từng chút một!
Để giúp nâng cao sức mạnh của trí não, bạn có thể tập ghi nhớ trong mọi trường hợp: tham quan bảo tàng và nhớ các sự kiện để trao đổi với bạn bè, lắng nghe bài thuyết trình và nhớ các lỗi sai để góp ý lại với nhóm trình bày...
Hay đơn giản hơn, tập ghi nhớ tên của mọi người trong một tập thể mới bằng cách lặp lại sau phần giới thiệu của họ.
“Xin chào, tên tôi là George”.
“Vâng, chào George!” (Thay vì “Vâng, xin chào”).
2. Lặp lại các hoạt động khác nhau
Cách để cải thiện chất lượng và tốc độ của bất kỳ hoạt động nào là sự lặp đi lặp lại ngày này qua ngày khác. Sự quen thuộc sẽ giúp não bộ điều khiển các hành vi nhanh hơn và chính xác hơn.
Trước hết bạn phải bỏ tính trì hoãn mọi việc ngay đi! “Nước tới chân mới nhảy” đang dần trở thành thói quen của mọi người, đặc biệt là giới trẻ.
Trì hoãn trong việc dọn dẹp nhà cửa, đợi gần tới hạn nộp bài mới bắt tay vào làm, nếu không gần đến ngày thi thì chưa chịu học... Tất cả những điều này đang khiến bộ não trì trệ, hãy bắt tay vào thay đổi từ những việc vụn vặt nhất.
3. Học cái mới
Bất cứ cái gì bạn thích, từ ngôn ngữ, âm nhạc đến kỹ năng. Nghiên cứu cho thấy, việc học chơi một nhạc cụ không chỉ giúp bạn biết cách chơi nhạc cụ đó, mà còn rèn luyện cho bạn kỹ năng chuyển tải nốt nhạc trên giấy thành một bài ca thực thụ.
Học ngôn ngữ giúp bạn bộc lộ bản thân và diễn đạt sự việc bằng một cách thức khác mà đôi khi rất khó nói bằng tiếng mẹ đẻ, và học nhảy giúp người cao tuổi tránh được chứng đãng trí.
Thậm chí gõ vài từ khóa lên mục tìm kiếm và đọc các kết quả hiện ra cũng là một cách giúp “sàng lọc” thông tin hiệu quả và kích thích khả năng tiếp nhận của não bộ.
4. Rèn luyện cơ thể
Việc tập thể thao hằng ngày không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà còn củng cố trí óc nữa đấy, thật đáng ngạc nhiên phải không?
Chỉ với 20 phút tập thể dục mỗi ngày, các nơ-ron của não bộ sẽ liên kết tốt hơn, phản xạ của bạn cũng nhanh nhạy hơn.
Các nhà khoa học khuyên rằng, nên rèn luyện cơ thể ngay trước khi bắt đầu bài tập rèn luyện trí não để đạt hiệu quả tốt nhất.
5. Vừa chơi vừa học
Chơi những trò kích thích não bộ như giải ô chữ, Sudoku, tính toán, giải câu đố mang tính logic hoặc chơi cờ thường xuyên là cách để não bộ luôn hoạt động.
Nếu đang sở hữu một chiếc điện thoại thông minh (smartphone), hãy tải ngay các ứng dụng luyện trí não bằng trò chơi đơn giản. Nhớ duy trì mỗi ngày để “tích tiểu thành đại”, bạn nhé!
Chơi các trò chơi trí tuệ là một cách luyện não hiệu quả.
6. Tích cực giao tiếp
Trò chuyện với người bạn yêu thương cũng là một cách giúp nâng cao khả năng tiếp nhận và phân tích của bộ não.
Thường xuyên giao tiếp với những người hướng ngoại là một phương pháp hay để tăng cường suy nghĩ của bản thân về các vấn đề trong cuộc sống.
Lắng nghe và thấu hiểu người khác cũng giúp bạn cải thiện đầu óc của chính mình.
Thay vì dán mắt vào màn hình TV suốt ngày, hãy gặp gỡ bạn bè và “mở miệng” ra giao tiếp!
7. Cười “thả ga”
Không dưng lại có câu ! Cười nhiều giúp bạn thoải mái tinh thần và sảng khoái đầu óc. Những diễn viên gây hài thường đối đáp và xử lý tình huống rất nhanh, đúng không nào?
Việc xem hài kịch “xả xì-trét” cũng giúp bạn năng động hơn, thú vị hơn, não bộ hoạt động tích cực hơn. Những người có tính hài hước thường là những người thông minh và nhạy bén.
8. Chú ý khẩu phần ăn
“Có thực mới vực được đạo!”
Thực phẩm như cá, hoa quả, rau củ giúp bộ não hoạt động tối ưu; và ngạc nhiên thay - socola đen cũng vậy.
Khi bạn ăn socola, ão sẽ sản xuất ra chất dopamine giúp bạn tiếp thu nhanh và nhớ tốt hơn. Ăn sáng đầy đủ tạo năng lượng cần thiết cho ngày mới, giúp học sinh và người lao động học tập và làm việc đạt năng suất cao.
Sau khi đọc xong bài viết, hãy nghĩ nhanh các mục tiêu cần làm trong ngày hôm nay, cố gắng ghi nhớ chúng trong đầu và hoàn thành đúng thời hạn.
Đừng trì hoãn nữa, hãy tận dụng tuổi trẻ của bạn – khi đầu óc và thể lực còn trong trạng thái “sung mãn” nhất, bạn nhé!
Công suất của não tương đương với bóng đèn 10W. Vì thế chúng ta thường vẽ hình ảnh bóng đèn sáng phía trên đầu để minh họa mỗi khi ai đó nghĩ ra một ý tưởng mới.
Khi bạn nghỉ ngơi vào ban đêm là lúc não bắt đầu làm việc tích cực, thậm chí hơn cả ban ngày. Các nhà khoa học chưa thể giải thích được hiện tượng trên.
Nhưng họ cho rằng nhờ những hoạt động này của não mã bạn có thể trải qua những giấc mơ đẹp. Những người có IQ càng cao thì giấc mơ xuất hiện khi ngủ càng nhiều.
Tổng hợp
ê