+Aa-
    Zalo

    70 năm đánh bom ở Hiroshima: “Bom nguyên tử phải biến mất hoàn toàn”

    • DSPL

    (ĐS&PL) - 7 thập kỉ đã trôi qua sau sự kiện Mỹ đánh bom ở Nhật Bản, song một cựu binh 99 tuổi vẫn không từ bỏ sứ mệnh đảm bảo chiến tranh hạt nhân sẽ không bao giờ xảy ra nữa.

    (ĐSPL) - Bảy thập kỉ đã trôi qua sau sự kiện Mỹ thả hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản nhưng một cựu chiến binh 99 tuổi vẫn không từ bỏ sứ mệnh của cuộc đời mình, đó là đảm bảo chiến tranh hạt nhân sẽ không bao giờ xảy ra lần nữa.

    Sáng 6/8, người dân Nhật Bản đã tưởng niệm 70 năm ngày Mỹ ném quả bom nguyên tử đầu tiên mang tên “Little Boy” xuống thành phố Hiroshima và giết chết ít nhất 60.000 người. Sau đó 3 ngày, quả bom nguyên tử thứ hai “Fat Man” đã phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki và giết chết khoảng 40.000 người.

    Hai vụ đánh bom đã đặt dấu chấm hết cho sự kiện Thế chiến II nhưng chúng đã tàn phá nặng nề 2 thành phố đồng thời khiến các thế hệ sau phải gánh chịu hậu quả của nhiễm độc phóng xạ. Hàng chục ngàn người sau đó đã chết vì ung thư và các bệnh khác.

    Tiến sĩ James Yamazaki tại nhà riêng ở White Salmon, Washington

    Tiến sĩ James Yamazaki - một chuyên gia y tế - cùng đội y tế bom hạt nhân của Mỹ ở Nagasaki là những người đầu tiên chứng kiến ảnh hưởng khủng khiếp của bệnh phóng xạ.

    Nghiên cứu của ông tại Nhật Bản trong giai đoạn 1949 - 1961 chủ yếu tập trung vào những phụ nữ mang thai trong thời điểm bom rơi. Ông vẫn còn nhớ như in sự bàng hoàng khi phải chứng kiến hậu quả của bom nguyên tử mà rất nhiều bệnh nhân của mình phải chịu đựng.

    Ông cho hay: “Những đứa con của họ, đầu chúng nhỏ và thần kinh của chúng cũng phát triển chậm. Đó là những dấu hiệu rõ rệt minh chứng cho ảnh hưởng nghiêm trọng của phóng xạ đến thai nhi.”.

    "Trong những ảnh hưởng của phóng xạ đối với cơ thể con người thì ảnh hưởng chủ yếu cũng như lâu dài chính là sự phát triển bệnh ung thư. Những tác động khủng khiếp đến dân số loài người là không thể chấp nhận.”, Tiến sĩ James tiếp lời.

    Đống đổ nát sau vụ nổ bom nguyên tử ở Hiroshima, Nhật Bản vào ngày 6/8/1945.

    Từ một tù binh chiến tranh trở thành nhà hoạt động chống bom nguyên tử

    Câu chuyện của Yamazaki là một câu chuyện về lòng dũng cảm và sự sống còn. Kinh nghiệm chiến đấu đầu tiên ông có được là từ một chiến trường không vũ khí hạt nhân.

    Là một sinh viên y khoa trẻ, ông đã cùng nhiều người Mỹ gốc Nhật với mong muốn chứng minh lòng trung thành với Mỹ, đăng ký tham gia chiến đấu trong Thế chiến II.

    Năm 1944, ông được cử sang Đức với tư cách là một bác sĩ phẫu thuật cho Tiểu đoàn Pháo binh thuộc bộ binh thứ 106.

    Đức quốc xã đã bắt ông trong trận chiến Bulge và ông phải đi bộ đồng thời chui rúc trong toa chở súc vật suốt 800 dặm. Sau đó ông bị giam giữ trong một trại tù binh Đức.

    Tiến sĩ James Yamazaki vào năm 1940.

    Trong khi đó, cha mẹ ông ở Mỹ đang bị giam giữ bởi chính đất nước mà ông đã chiến đấu phục vụ. Là người Mỹ gốc Nhật, họ bị đày đến các trại giam tại Mỹ.

    Nhưng Yamazaki là người khắc kỷ trong quan điểm về cách mà gia đình ông bị đối xử và tự hào đã phục vụ đất nước của mình trong chiến tranh.

    Ông nói: "Gia đình chúng tôi chỉ cảm thấy nếu muốn ở lại Mỹ thì cách tối nhất chính là gia nhập quân đội”.

    Yamazaki đã sống sót và trở về Mỹ để hoàn thành các nghiên cứu y học của ông. Sau đó, ông tình nguyện phục vụ đất nước mình một lần nữa với tư cách là bác sĩ trưởng nhóm nghiên cứu bệnh phóng xạ ở Nagasaki.

     “Tôi không muốn để xảy ra những sai lầm

    Yamazaki không bao giờ muốn thấy lại sự tàn phá khủng khiếp của những quả bom, nhưng ông cũng không nói rằng quyết định thả những quả bom là sai.

    Trong cuốn "Children of the Atomic Age" (tạm dịch: Trẻ em trong thời chiến tranh nguyên tử) của ông, Yamazaki mô tả cuộc gặp gỡ với một sinh viên - người đã hỏi ông rằng liệu việc thả bom có nên xảy ra.

    Ông trả lời: "Nếu lúc đó họ biết một quả bom nguyên tử có thể gây ra những gì thì việc thả bom sẽ là sai trái”.

    Mặc dù Yamazaki sẽ không phản đối quyết định của Mỹ nhưng ông vẫn sẽ tiếp tục thuyết  giảng và cảnh báo chống lại chiến tranh hạt nhân.

    Ông phát biểu: "Tất cả mọi người nên cố gắng ngăn chặn việc bom nguyên tử được sử dụng một lần nữa. Tôi cảm thấy mỗi học sinh trước khi tốt nghiệp trung học đều cần phải nhận thức được tác động to lớn của bom nguyên tử để nó không bao giờ được sử dụng nữa.".

    Yamazaki có mối quan tâm đặc biệt đối với trẻ em trong tương lai, những người mà ông sợ rằng sẽ không nhận thức được những nỗi kinh hoàng gây ra bởi vũ khí nguyên tử.

    Ông đã viết trong cuốn sách, "tất cả chúng ta nên nỗ lực phối hợp để mọi người cùng biết được tác động của quả bom".

    "Mọi người ra quyết định, mọi công dân, cần phải biết đến tổn thất về người do chiến tranh hạt nhân. Tôi không muốn để xảy ra những sai lầm. Tôi không muốn những quyết định được đưa ra mà không quan tâm đến việc trẻ em bị tổn thương, và thông qua các em, sẽ dẫn đến những tổn thương trong tương lai của tất cả chúng ta.", Tiến sĩ James Yamazaki khẳng định.

    MAI HOA (theo NBC News)

    Video đang được quan tâm: 

    [mecloud]aK4Euz9Ajr[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/70-nam-danh-bom-o-hiroshima-bom-nguyen-tu-phai-bien-mat-hoan-toan-a105190.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.