Để ngăn bệnh khi về già, những bài kiểm tra sức khỏe dưới đây mọi phụ nữ tuổi 20 nên thực hiện ngay.
Hầu hết phụ nữ tuổi 20 hầu như không hề để ý đến sức khỏe của mình. Họ có thể ăn uống các loại thực phẩm không lành mạnh như thịt nướng, đồ ăn nhanh… sinh hoạt không đúng giờ và hậu quả sức khỏe để lại cho tương lai nhìn thấy rõ. Chính lúc này, cần thiết làm các bài kiểm tra sức khỏe dưới đây.
Sàng lọc ung thư cổ tử cung
Xét nghiệm ung thư cổ tử cung nên được bắt đầu ở tuổi 20 và phải được thực hiện 3 năm 1 lần. Căn bệnh này bắt nguồn từ virus HPV, (nhiễm trùng đường sinh dục), ảnh hưởng đến 75-80\% phụ nữ và đàn ông.
Khám phụ khoa thường xuyên
Nhiều người trong chúng ta đến tuổi 30 mà không thực sự hiểu về nang trứng và các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt mặc dù đầu 20 giới trẻ đã có quan hệ tình dục.
Vì thế mà, phụ nữ tuổi 20 có quan hệ tình dục nên kiểm tra thường xuyên các bệnh lây qua đường tình dục như lậu hay Chlamydia. Xét nghiệm HIV cũng nên được thực hiện hàng năm cho đến 64 tuổi.
Kiểm tra cholesterol
Không có độ tuổi chính xác để kiểm tra cholesterol, thế nhưng bạn có thể bắt đầu tìm hiểu về chỉ số này ở độ tuổi 20, nhất là khi tiền sử gia đình bị cholesterol cao.
Kiểm tra huyết áp
Huyết áp cao liên quan đến nhiều vấn đề như tim mạch, đột quỵ, mất trí nhớ. Trong khi đó, huyết áp thấp có thể gây ra mệt mỏi, trầm cảm, chóng mặt và nhiều triệu chứng sức khỏe suy yếu khác.
Kiểm tra vitamin D
Vitamin D quan trọng hơn bạn nghĩ, và rất khó cho chúng ta nạp đủ nó qua chế độ ăn uống hàng ngày. Loại vitamin này rất quan trọng cho xương và sức khỏe hệ miễn dịch. Đã rất nhiều chứng minh cho thấy mối tương quan giữa nồng độ vitamin D thấp và nguy cơ ung thư cổ tử cung cao.
Kiểm tra da và vú lâm sàng
Kiểm tra vú lâm sàng nên được bắt đầu từ tuổi 20 và nên được lặp lại cứ 3 năm một lần từ 20 tuổi đến 39 tuổi và lặp lại hàng năm từ tuổi 40. Bạn có thể tự kiểm tra tại nhà và nên kiểm tra khối u hàng tháng hoặc lâu hơn.
Kiểm tra hormone kích thích tuyến giáp
Xét nghiệm máu này kiểm tra những vấn đề ở tuyến giáp như cường giáp hoặc nhược giáp. Nó được khuyến nghị nên thực hiện từ 19 tới 49 tuổi ở những phụ nữ có nguy cơ cao như có bệnh tự miễn, hoặc có tiền sử gia đình.
Theo Kiến thức
Xem thêm video: