Ngón cái có 3 đốt hoặc có ngón tay thứ 6
Chỉ 1/1.000 người chào đời có ngón tay thứ 6 và 1/25.000 người sinh ra với ngón cái có 3 đốt. Tuy nhiên, đây không phải một khiếm khuyết cơ thể, trái lại còn có những điểm cộng lớn ở một số lĩnh vực. Thậm chí, các bác sĩ phát hiện, bộ não của những người này hoàn toàn có khả năng kiểm soát chi thừa, không xảy ra tình trạng quá tải nhận thức.
Có thêm một xương sườn
Hầu hết mọi người đều có 24 xương sườn chia thành 12 cặp, tuy nhiên, vẫn có khả năng xuất hiện thêm một xương sườn ở bên phải, bên trái hoặc cả 2 bên. Xương sườn thừa xuất hiện khi mới sinh, đôi khi nó có thể không được chú ý đến trong suốt cuộc đời của một người.
Xương sườn thừa thậm chí không xuất hiện trên phim chụp X-quang vì có thể bị nhầm lẫn với một sợi mô mỏng. Nó thường vô hại nếu không gây áp lực lên mạch máu hoặc dây thần kinh.
Có “dòng máu vàng”
Thuật ngữ “dòng máu vàng” dùng để chỉ một nhóm máu vô cùng quý giá và hiếm gặp: Rhnull (máu hoàn toàn không có kháng nguyên Rh). Vào năm 1961, một người Australia bản địa trở thành người đầu tiên có nhóm máu này. Kể từ thời điểm đó, chỉ có khoảng 50 người trên thế giới sở hữu nhóm máu hiếm gặp này.
Có lỗ nhỏ trên tai
Chỉ 0,1-10% trẻ sơ sinh trên thế giới chào đời với lỗ nhỏ trên tai. Về cơ bản, đó là một sự kết hợp bất thường ở vùng tai. Đặc điểm này được cho là có liên quan đến nhiễm trùng, gây đau và sưng tấy.
Có xương siêu chắc khỏe
Những người sở hữu đột biến kích hoạt quá mức gen LRP5 sẽ có mật độ bất thường trong cấu trúc xương. Xương của họ chắc khỏe đến mức một số người cho biết họ khó có thể nổi lên khi đi bơi.
Tóc không chải được
Một số người đang sống chung với tình trạng tóc không chải được. Được biết, một đột biến trong gen kiểm soát cách phát triển của tóc gây ra hiện tượng “tóc thủy tinh kéo thành sợi”, có nghĩa tóc trở nên khô và xoăn đến mức không thể chải phẳng được dù có cố gắng ra sao.
Sở hữu “Palmaris Longus”
Để biết mình có may mắn sở hữu đặc điểm này hay không, bạn hãy đặt lòng bàn tay trên một bề mặt phẳng, sau đó chạm ngón út và ngón cái vào nhau trong khi hơi nhấc chúng lên. Phần gần xuất hiện ở cổ tay được gọi là "Palmaris Longus" (cơ gan tay).
Chiếc gân nổi lên này thực chất là một cơ đã bị thoái hóa. Người ta đưa ra giả thuyết rằng "Palmaris Longus" hoạt động như một mỏ neo cho da và cơ bàn tay. Khoảng 30% người trên thế giới không sở hữu đặc điểm này trên cơ thể.
Đinh Kim (Theo Brightside)