(ĐSPL) - Trong khi học phí phải chăng cho những người nhập cư không có giấy tờ là một viễn cảnh xa xôi ở một số nơi trên thế giới thì khoảng 60 trường đại học Đức đang áp dụng một chiến lược cải cách.
Người tị nạn từ Syria và các nơi khác nhận hàng hóa, thực phẩm từ các nhà tài trợ tại một trung tâm cho người tỵ nạn ở Đức. (Ảnh: Reuters) |
Đức đang mang đến cho những người tị nạn có cơ hội tham dự các khóa học như sinh viên mà không hề thu học phí.
Thực tế, họ còn phải chi trả chi phí vận chuyển và cung cấp học bổng để mua sách vở, tờ Handelsblatt của Đức cho biết.
Đức cung cấp hơn 900 cấp độ tiếng Anh mà ngay cả người Mỹ có thể theo học miễn phí, với các khóa học khác nhau, từ kỹ thuật đến khoa học xã hội. Chương trình sẽ được thực hiện tại Đức từ tháng 10 tới.
Trong quá khứ, những người tị nạn phải trả một khoản lệ phí nếu muốn học, nên họ gần như không thể tham dự bất kỳ khóa học học. Ngoài ra, một số điều luật trong khu vực cũng cấm người tị nạn theo học.
Các tình nguyện viên làm việc tại một trung tâm phân phối để cung cấp hàng hóa cho người tị nạn để sử dụng hàng ngày ở Đức. (Ảnh: Reuters) |
Trong khi đơn xin tị nạn của họ vẫn đang chờ xử lý, tham dự các bài giảng theo những cách mới được coi là biện pháp giúp họ có thể học tiếng Đức nhanh hơn, và để hoàn thành khóa học cũng như nhận bằng.
Đức dạy học miễn phí cho tất cả mọi người đang ở trong nước một cách hợp pháp. Vì điều này giúp đất nước thu hút lao động có tay nghề cao hơn, phù hợp với nhu cầu cao và giảm thất nghiệp. Tuy nhiên, đại đa số người tị nạn sẽ không được phép ở lại vĩnh viễn.
Mỗi năm, 1 học sinh tiêu tốn của chính phủ Đức khoảng 10,000 đô la Mỹ. Hơn nữa, các trường đại học của Đức đã được sắp xếp dành cho các sinh viên có quyền công dân Đức; thêm người tị nạn sẽ làm cho các trường cao đẳng trở nên đông đúc hơn. Vậy tại sao một số trường đại học Đức nên quan tâm đến việc có người tị nạn sẽ ngồi học trong giảng đường của họ?
Phát biểu với báo giới, hiệu trưởng một trường đại học khẳng định: "Nâng cao dân trí là nhiệm vụ của cả xã hội, và các trường đại học phải chung tay thực hiện nhiệm vụ đó".
Các trường đại học tại Đức không phải là các doanh nghiệp mà phải cạnh tranh với nhau, họ được tự do mở rộng sứ mệnh của mình.
Cung cấp các khóa học cho người tị nạn là một quyết định tự nguyện của giám đốc các trường đại học. Cho đến nay, rất nhiều các trường đã thực hiện chương trình này, từ những trường nổi tiếng như Đại học Munich, đến những nơi như Đại học Hildesheim.
Trong khi những người tị nạn đã phải đối mặt với sự giận dữ, lo lắng hoặc thậm chí bạo lực trong quá khứ - chủ yếu là ở vùng nông thôn phía đông Đức - thì học sinh và người dân thành phố đã chào đón họ hơn.
Ở nhiều thành phố, các trung tâm tị nạn phải từ chối quà tặng và sự quyên góp từ các nhà hảo tâm vì họ đã nhận được quá nhiều sự hỗ trợ.
Các khóa học ngôn ngữ và làm quen được tổ chức bởi sinh viên, trong đó các nhà tài trợ cung cấp hỗ trợ tài chính để chia sẻ bớt gánh nặng.
Tuy nhiên, Đức đang phải đối mặt với những thách thức đáng kể trong việc đối phó với sự gia tăng số người tị nạn trong nước: dự kiến 800.000 người sẽ đến trong năm nay.
Cho đến nay, điều này đã chứng minh rằng rất khó khăn để giúp đỡ tất cả những người tị nạn, thậm chí là 1/4 trong số họ.
Người tị nạn có thể học miễn phí tại các trường đại học Đức, nhưng nhiều người vẫn sẽ phải ngủ trong lều.
NHẬT DUY(Theo SM)
Xem thêm video:
[mecloud]dOlgXihCyx[/mecloud]