Cà rốt là loại rau củ giòn, ngon và bổ dưỡng, đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người. Theo nghiên cứu, cà rốt có khả năng giúp bạn cải thiện thị lực, giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư và tăng cường sức khỏe của da.
Ngoài ra, cà rốt còn giúp ích trong việc duy trì cân nặng, cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời hỗ trợ điều trị tiểu đường và ổn định huyết áp. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều cà rốt có khả năng gây ra những tác hại không mong muốn, không tốt cho cơ thể.
Gây táo bón
Cà rốt có lượng chất xơ dồi dào nhưng ở dạng không hòa tan. Nếu bạn ăn quá nhiều loại củ này nhưng không uống đủ nước thì sẽ làm chúng bị tắc nghẽn tại ruột, gây nên hiện tượng táo bón.
Làm rối loạn kinh nguyệt
Việc thường xuyên dùng nhiều hơn 0,5 lít nước ép cà rốt hoặc hơn 300g cà rốt/ ngày sẽ ảnh hưởng tới sự rụng trứng, gây rối loạn kinh nguyệt, tồi tệ hơn là vô kinh một thời gian.
Theo nhiều nghiên cứu, phụ nữ ăn nhiều cà rốt có nguy cơ bị ức chế sự rụng trứng, giảm chức năng buồng trứng vì tác dụng của quá nhiều carotenoid.
Gây vàng da
Carotene là hoạt chất tạo nên màu vàng cam cho cà rốt. Nếu bạn ăn quá nhiều cà rốt, lượng carotene cao tích trữ trong cơ thể không được chuyển hóa hết sẽ ứ đọng ở gan, dẫn tới chứng vàng da cũng như tình trạng ăn không tiêu, mệt mỏi.
Chứng vàng da biểu hiện rõ nhất ở các khu vực như chop mũi, lòng bàn tay, gan bàn chân. Rất may, tình trạng vàng da do ăn nhiều cà rốt chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ, không nguy hiểm và có thể loại bỏ sau một thời gian ngừng ăn hoặc giảm ăn cà rốt.
Có thể gây ngộ độc vitamin A
Nửa cốc cà rốt chứa 459 mcg beta-carotene và khoảng khoảng 1.500 IU vitamin A. Tuy nhiên, mức vitamin A lớn hơn 1.000 IU đã có khả năng gây độc hại. Một số tác hại có thể kể đến như chán ăn, buồn nôn, nôn, rụng tóc, mệt mỏi và chảy máu mũi, ngoài ra còn ức chế sự hình thành xương, dẫn đến gãy xương.
Độc tính của vitamin A về lâu dài có thể sẽ ảnh hưởng tới chức năng của thận. Vitamin A tan trong chất béo. Bất cứ lượng vitamin A dư thừa nào trong cơ thể sẽ được lưu trữ trong gan hoặc mô mỡ. Việc này có thể dẫn đến sự tích tụ vitamin A theo thời gian, cuối cùng gây độc cơ thể.
Có thể gây dị ứng
Khi bị dị ứng cà rốt, ban sẽ có các triệu chứng gồm ngứa hoặc sưng môi, kích ứng mắt và mũi. Dị ứng cà rốt liên quan tới việc bị dị ứng bởi các protein cụ thể của loại củ này.
Có thể gây ngộ độc khi cơ thể dư thừa methemolobine
Chất hemoglobin trong cà rốt khi gặp natri trong cơ thể sẽ biến thành methemolobine. Đây là chất có khả năng khiến bạn bị ngộ độc.
Việc ăn quá nhiều cà rốt sẽ dẫn tới tình trạng lượng methemolobine trong cơ thể sản sinh ra quá nhiều, cơ thể không thể xử lý kịp thời, gây ngộ độc. Việc này không chỉ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe mà còn đe dọa đến tính mạng nếu không phát hiện sớm và xử lý kịp thời.
Đinh Kim(T/h)