+Aa-
    Zalo

    6 nhóm người thèm đến mấy cũng không nên ăn mít, sướng miệng coi chừng hại thân

    (ĐS&PL) - Mít giàu chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, mỗi bộ phận của quả lại có giá trị nhất định. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều có thể thoải mái thưởng thức loại quả này.

    Người bị mụn nhọt, rôm sảy

    Quả mít tính nóng, chứa lượng đường cao, dễ khiến tình trạng mụn nhọt, rôm sảy thêm nặng hơn. Dù hiện tại cơ thể bình thường nhưng những người hay mắc chứng này cũng nên hạn chế ăn mít. Nếu ăn quá nhiều thì mụn nhọt, rôm sảy có nguy cơ xuất hiện trở lại.

    Những người có cơ địa nóng cũng không nên ăn mít vì hàm lượng đường cao trong loại quả này sẽ khiến bạn càng thêm nóng nực và khó chịu.

    Người bị tiểu đường

    Người mắc bệnh tiểu đường cần ăn uống theo một chế độ ăn “kiêng chất đường”. Trong khi đó, mít lại chứa nhiều đường fructoza và glucoza. Đường trong mít là loại được hấp thụ nhanh, khiến chỉ số đường huyết tăng cao nhanh chóng.

    6 nhom nguoi them den may cung khong nen an mit suong mieng coi chung hai than

    Người suy thận mạn

    Mít giàu kali, là loại quả mà bệnh nhân suy thận mạn nên tránh ăn. Nếu thận suy, không làm tốt chức năng thì kali sẽ ứ đọng dấn đến tình trạng tăng kali trong máu. Trường hợp lượng kali trong máu quá cao, bệnh nhân có thể tử vong do ngừng tim mà không có dấu hiệu báo trước.

    Người bị gan nhiễm mỡ

    Nghiên cứu đã chỉ ra, mít giàu dưỡng chất và nhiều vitamin nhưng loại quả này lại chứa nhiều đường, không tốt cho gan, dễ gây nóng trong. Người bị gan nhiễm mỡ có kèm viêm gan vừa hoặc nặng nên hạn chế ăn các trái cây quá ngọt và khó tiêu như mít.

    Người bị suy nhược, sức khỏe yếu

    Những người có sức khỏe yếu dễ bị đầy bụng, khó chịu khi ăn mít, tim phải làm việc nhiều có thể dẫn tới nguy cơ tăng huyết áp.

    Người dễ đầy bụng, khó tiêu cũng chú ý hạn chế ăn mít. Tình trạng đầy bụng, khó tiêu sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu bạn ăn mít, đặc biệt là mít dai.

    Người mắc các bệnh mãn tính

    Người có bệnh mãn tính không nên ăn quá nhiều mít. Nhóm người này cũng cần làm sạch nhựa, nhai kỹ mỗi khi ăn mít, xoài, bên cạnh đó cần tránh ăn vào buổi chiều tối. Trẻ em và người cao tuổi nên cắt nhỏ hoặc nghiền nhuyễn.

    Ăn mít như thế nào để tốt cho sức khỏe?

    - Ăn mít sau khi ăn cơm 1-2 tiếng, không ăn khi đói vì sẽ gây đầy bụng, khó tiêu…

    - Ăn với lượng vừa phải, những người mắc bệnh mãn tín chỉ nên ăn tối đa 80g, tức khoảng 3-4 múi/ngày.

    - Ăn mít kèm với những hoa quả chín khác để cung cấp đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

    - Nhai kỹ khi ăn, không ăn vào buổi chiều tối.

    - Nếu người nóng trong, hay nổi mụn nhọt, cần bổ sung đủ nước (2-2,5l/ngày) và rau xanh (200-300g/ngày) khi ăn mít.

    Đinh Kim(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/6-nhom-nguoi-them-den-may-cung-khong-nen-an-mit-suong-mieng-coi-chung-hai-than-a533634.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan