1. Uống trà quá nóng
Các nhà nghiên cứu đã thực hiện một nghiên cứu với hơn 50.000 người uống trà nóng trong độ tuổi từ 40 đến 75 tại tỉnh Golestan (Iran) trong khoảng 10 năm. Họ đã xác định được 317 trường hợp mắc ung thư thực quản mới.
Cụ thể hơn, các nhà nghiên cứu cho biết, những người uống nhiều hơn 700ml trà mỗi ngày ở nhiệt độ 60 độ C có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao hơn 90% so với những người không uống trà theo cách đó.
Họ kết luận rằng không hề có chút lợi ích sức khỏe nào khi sử dụng đồ uống rất nóng, vì vậy mọi người tốt nhất nên chờ đồ uống hạ nhiệt trước khi dùng.
2. Nước trà để lâu
Nhiều người thường không hay để ý đến việc nước trà để lâu không chỉ giảm đi vị ngon của trà mà còn dẫn đến lượng caffeine và tanin tăng cao gây khó chịu, không tốt cho hệ tuần hoàn, đặc biệt với những người mắc bệnh gout.
Chưa kể đến việc ngâm trà quá lâu còn tiết ra hợp chất polyphenols làm đẩy nhanh quá trình oxy hóa tự nhiên, giảm dưỡng chất trong trà và tạo điều kiện lý tưởng để vi sinh vật như nấm và vi khuẩn phát triển.
3. Dùng trà xanh để uống thuốc
Việc này vốn là hành động thiếu khoa học, có thể gây kích thích về hormone và kháng sinh trong cơ thể, không những khiến thuốc giảm tác dụng mà còn gây rối loạn tiêu hóa và nguy hiểm cho gan.
Thêm vào đó, không uống trà 20 - 30 phút trước và ngay sau bữa ăn. Khi lượng protein và chất sắt trong thức ăn gặp acid tanna gây ra quá trình kết tủa, gây khó tiêu và giảm khả năng hấp thụ chất sắt cũng như protein.
4. Uống trà xanh thay nước lọc
Mặc dù trà xanh được cho là tốt cho sức khỏe, nhưng một trong những tác dụng của trà xanh là lợi tiểu, vì vậy nó có thể gây ra hiện tượng mất nước. Tốt nhất, nên uống nhiều nước hơn nếu bạn có thói quen uống trà xanh mỗi ngày.
Theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland (Mỹ), mỗi người chỉ nên uống từ 2-3 cốc trà xanh mỗi ngày, tương đường với 100 - 750mg chiết xuất trà xanh. Tốt nhất nên uống trà xanh hữu cơ được hãm bằng nước sôi trong khoảng thời gian từ 15 - 17h chiều.
5. Uống trà đặc
Trà đặc đồng nghĩa với lượng tanin rất cao. Khi thường xuyên nạp tanin với lượng lớn sẽ dẫn tới thiếu vitamin B, làm co thắt niêm mạc dạ dày, gây kết tủa protein, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Trà đặc còn làm giảm khả năng hấp thụ chất sắt trong thức ăn, lâu ngày dẫn đến bệnh thiếu máu. Trà đặc giàu caffeine còn gây đau đầu và mất ngủ.
Mặt khác, trong trà xanh đặc có chất theophylline có tác dụng lợi tiểu. Nếu uống cùng lúc trà đặc sau khi uống rượu, chúng sẽ kích thích hệ bài tiết đào thải cùng lúc rượu và nước trà ra ngoài, gây sức ép trực tiếp lên thận. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, uống trà đặc rất nguy hiểm đối với người bị bệnh tim hay người cao tuổi.
Linh Chi(T/h)