Người rối loạn tuyến giáp hoặc bướu cổ
Bắp cải chứa một lương nhỏ chất goitrin có tác dụng chống oxy hóa nhưng lại có thể gây bướu cổ. Do đó, những người bị rối loạn tuyến giáp hoặc bướu cổ không nên ăn bắp cải để tránh làm tuyến giáp hoặc bướu cổ phù to ra.
Nhóm người này chỉ nên ăn một lượng vừa phải rau bắp cải, trước khi ăn nên cắt từng lá, ngâm rửa rồi thái nhỏ, để khoảng 10-15 phút rồi mới chế biến, khi ấy goitrin sẽ bị phân hủy hết.
Người bị táo bón
Người bị táo bón, tiểu ít không nên ăn rau bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối mà phải nấu chín. Nếu được nấu chín trước khi ăn thì bắp cải lại trở thành phương thuốc tốt chữa táo bón.
Người bị bệnh dạ dày
Bắp cải chứa nhiều chất xơ, có lợi đối với sức khỏe. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khuyến cáo việc ăn bắp cải sống dễ sinh đầy bụng, nhất là với người bị đau dạ dày, táo bón, tiểu ít. Người bị bệnh dạ dày tốt nhất nên nấu chín bắp cải trước khi ăn, tuyệt đối không ăn sống, muối xổi.
Người suy thận, chạy thận
Rau bắp cải chứa nhiều kali trong khi những người suy thận, chạy thận cần hạn chế lượng chất này. Vì thế, người suy thận nặng, phải chạy thận nhân tạo không nên ăn rau bắp cải.
Ngoài ra, loại rau này còn chứa nhiều axit oxalic, ăn nhiều có thể làm tăng khả năng hình thành sỏi ở thận, gây ra sỏi thận. Người bị sỏi thận ăn nhiều bắp cải sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn.
Người thuộc tạng hàn
Những người thuộc tạng hàn thường xuyên bị lạnh bụng mỗi khi ăn đồ mát hoăc lạnh, đặc biệt là vào mùa đông. Trong khi đó, rau bắp cải lại có tính mát. Vì thế, khi chế biến rau bắp cải, những người thuộc tạng hàn nên cho thêm một chút gừng tươi để tăng cảm giác ấm và giảm cảm giác lạnh.
Đinh Kim(T/h)