1. Bổ sung nước
Bạn sẽ không chỉ bị mất nước mà còn chất điện giải, chất khoáng như kali và natri do bị tiêu chảy. Đó là những yếu tố quan trọng trong các hoạt động của cơ thể. Do đó, bạn cần phải bù đắp những gì bị mất. Điều đầu tiên là bạn phải uống thật nhiều nước.
Uống 8 ly nước trong ngày là cách hữu hiệu nhất để chống mất nước khi bị tiêu chảy. Khi bạn bổ sung nước, bạn nên giữ cho thức uống của bạn mát mẻ và uống từng ngụm nhỏ.
2. Uống trà vỏ cam
Vỏ cam được xem như giải pháp “cứu cánh” cho những bệnh nhân bị tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, buồn bôn… Đây là cách chữa tiêu chảy tại nhà dễ làm nhất.
Cho trà vỏ cam vào nồi và đổ một ít nước nóng. Hãy để nguội trong một vài phút trước khi thưởng thức tách trà thơm ngon này để vừa có những phút giây thư thái với tách trà thơm ngon, vừa giúp thuyên giảm những khó chịu từ tiêu chảy, vừa giúp đầu óc thư giãn, giảm stress.
3. Uống nước vo gạo
Ít ai ngờ rằng sử dụng nước vo gạo lại là một cách chữa tiêu chảy tại nhà nhanh, hiệu quả và đơn giản. Nước vo gạo không chỉ cung cấp cho cơ thể chất lỏng để ngăn ngừa mất nước mà còn có thể rút ngắn thời gian tiêu chảy. Hơn nữa, nước vo gạo có tác dụng liên kết trong đường tiêu hóa, cầm tiêu chảy và làm cho phân cứng hơn.
Cách thực hiện rất đơn giản: đun sôi 1 chén gạo với 2 chén nước trong vòng 10 phút, hoặc đun đến khi nào nước trở nên đục. Lọc nước gạo đã được đun ra, bảo quản và uống dần.
4. Nghỉ ngơi đầy đủ
Tránh vận động quá nhiều khi cơ thể đang bị tiêu chảy. Thay vào đó, nên ngủ đủ giấc, thư giãn, làm việc nhẹ để cơ thể phục hồi, giảm tình trạng kiệt sức do tiêu chảy kéo dài.
Hãy cố gắng nằm nghỉ ngơi trên giường thật thoải mái và đặt một chiếc khăn hay một chai nước ấm lên bụng để giảm bớt các cơn co thắt ở bụng.
5. Tránh một số loại đồ ăn
Những thực phẩm cần tránh có thể kể đến như các loại thịt bò, thịt tươi sống, hải sản để tránh gây kích thích hệ tiêu hóa, trầm trọng thêm triệu chứng nôn
Nên tránh các loại rau nhiều chất xơ như: măng, rau cần, giá đỗ, đậu bắp,… Vì chúng khó tiêu, kích thích dạ dày, ruột co bóp làm tăng tình trạng đau bụng và rối loạn tiêu hóa. Những đồ ăn đó nhiều bã làm tăng lượng phân, sau khi hấp thụ nước bị trương ra, làm ruột co bóp gây tiêu chảy nhiều hơn.
Phương pháp điều trị tại nhà chỉ áp dụng cho trường hợp tiêu chảy do lo âu, căng thẳng, dị ứng thực ăn, ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh… khi mà các triệu chứng diễn ra trong khoảng thời gian ngắn.
Tuy nhiên, nếu bạn thấy dấu hiệu và triệu chứng như ra máu, phân có màu đen, sốt cao kéo dài hơn 24 giờ, ói mửa thường xuyên, buồn nôn, đau bụng dữ dội, nước tiểu sẫm màu, đau đầu, tim đập nhanh, da khô, dễ bị kích thích hay có sự rối loạn nghiêm trọng hơn bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức.
Linh Chi(T/h)