+Aa-
    Zalo

    5 loại đồ chơi Trung Quốc độc hại nhất với trẻ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Đồ chơi bạo lực, bóng hơi, búp bê ... là những đồ chơi Trung Quốc nhiễm hóa chất gây hại cho sức trẻ em. Vì thế các bậc phụ huynh cần phải tránh xa trong hè năm nay.

    Đồ chơi bạo lực, bóng hơi, búp bê ... là những đồ chơi Trung Quốc nhiễm hóa chất gây hại cho sức trẻ em. Vì thế, các bậc phụ huynh cần phải tránh xa trong hè năm nay.

    Đồ chơi phát nổ: Thời gian gần đây, liên tục xảy ra nhiều vụ việc học sinh chơi những loại đồ chơi Trung Quốc phát nổ, sau đó phải nhập viện cấp cứu vì nghi do hít phải khí độc trong những loại đồ chơi này.

    Điển hình nhất là sự việc diễn ra hồi đầu năm 2014 tại tỉnh Đắk Nông. Theo đó, vào chiều 16/1, gần 40 học sinh Trường Tiểu học Chu Văn An đã mua những gói đồ chơi lạ có hình lựu đạn, bên trong chứa hoá chất và in toàn chữ Trung Quốc tại thị trấn Đức An, huyện Đắk Song.

    Khi những học sinh nêu trên giẫm đạp, ném các túi đồ chơi này làm chúng phát nổ và hoá chất trong túi bắn ra làm những học sinh này khó thở, co giật, ngất xỉu… Vì thế, nhà trường đã đưa những học sinh này đến Bệnh viện Đa khoa huyện Đắk Song điều trị.

    Theo kết luận ban đầu của cơ quan chức năng, loại hoá chất này có chưa Sodium bicarbonate và Acid Citric bắn vào người có thể gây kích ứng da và niêm mạc mắt.

    Thú nhún: Đã từng có một thời gian dài, thú nhún có xuất xứ Trung Quốc là đề tài nóng bỏng trên các mặt báo vì những tác hại khủng khiếp của nó gây ra, trong đó nổi bật là việc khiến cho trẻ bị vô sinh, dậy thì sớm và rồi loạn sinh lý …

    Trước những thông tin trên, cơ quan chức năng đã tiến hàn khảo sát và kiểm nghiệm, kết quả cho thấy đồ chơi thú nhún chứa hàm lượng phthalate bất thường. Trong đó, chất phthalate chính là tác nhân gây nên tình trạng vô sinh.

    Đồ chơi bạo lực: Đồ chơi bạo lực từ lâu đã được cảnh báo là rất ảnh hưởng đến vấn đề tâm sinh lý của trẻ, nhất là những đồ chơi có xuất xứ từ Trung Quốc, bởi nó còn chứa nhiều chất độc hại khác nhau, đặc biệt là những đồ chơi bằng nhựa.

    Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất cho biết, phụ huynh nên mua đồ chơi mang tính nhân văn, không nên mua hoặc khuyến khích trẻ nhỏ chơi trò chơi bạo lực vì điều này sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới nhân cách, tác phong… của trẻ sau này.

    Ngoài ra, việc sử dụng những đồ chơi bạo lực Trung Quốc còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn. Thực tế, tại Bệnh viện Mắt TP HCM cũng đã tiếp một số ca trẻ bị bắn đạn nhựa vào mắt gây tụ máu bầm, tổn thương nghiêm trọng đồng tử mắt. Đặc biệt, khi để mắt tiếp xúc với những loại ánh sáng có cường độ lớn như tia laser sẽ dễ dẫn đến tình trạng bị bỏng võng mạc, thị lực giảm nghiêm trọng và có thể dẫn đến mù lòa.

    Bóng hơi: Đầu năm 2014, Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa miền Nam đã có thông báo về sản phẩm bóng hơi chứa chất phthalate vượt mức cho phép hàng trăm lần. Tất cả sản phẩm này đều do Trung Quốc sản xuất.

    Theo đó, kết quả kiểm nghiệm tại Trung tâm Tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (Quatest 3) cho thấy, hàm lượng chất phthalate vượt mức quy định 400 lần, tương đương 400.000 mg/kg so với quy định hàm lượng tối đa là 1.000 mg/kg tại một số quốc gia Âu, Mỹ.

    Búp bê đầu quả: Mới đây, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng chính thức công bố kết quả kiểm nghiệm đối với sản phẩm búp bê đầu trái cây. Hai mẫu búp bê được lấy ngẫu nhiên tại cửa hàng bán đồ chơi trẻ em trên địa bàn Hà Nội đều chứa hàm lượng phthalate vượt mức cho phép.

    Căn cứ kết quả khảo sát, kiểm tra và hai kết quả thử nghiệm mẫu búp bê, Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa đã có công văn đề nghị các cơ quan thông tin đại chúng khuyến cáo người tiêu dùng không mua và sử dụng loại búp bê nêu trên.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/5-loai-do-choi-trung-quoc-doc-hai-nhat-voi-tre-a33959.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan