+Aa-
    Zalo

    5 điều khiến người ta nghèo mãi, không thành công được

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Nghèo khó không phải do số mệnh mà do chính những suy nghĩ và tính cách của con người mang lại.

    Nghèo khó không phải do số mệnh mà do chính những suy nghĩ và tính cách của con người mang lại.

    Có rất nhiều người vẫn thường nói: "Tôi đã cố gắng hết sức rồi nhưng tại sao vẫn không có gì? Tôi phải làm sao?"

    Và nếu thực sự bạn đã cố gắng hết sức như những gì bạn nói nhưng bạn vẫn không nhận được gì thì bạn cần phải cảnh giác với tư duy của chính mình. Rất có thể những suy nghĩ nghèo trong đầu bạn đang kéo bạn lại.

    Sự khác biệt lớn nhất trong suy nghĩ của người giàu và người nghèo đó là khái niệm về giá thành của thời gian.

    Trong vô thức, người nghèo luôn tin rằng tiền quan trọng hơn thời gian. Họ thà dành cả tiếng đồng hồ để xếp hàng dài mua một sản phẩm đang ưu đãi giảm giá nhưng cũng không chịu bỏ ra một số tiền lớn để mua nó và kết thúc cái việc chờ đợi đó.

    Còn người giàu, họ sẽ tính xem khoảng thời gian họ đã có thể kiếm được bao nhiều tiền.

    Và nếu như họ biết rằng khoảng thời gian đó đủ để họ kiếm được 1 khoản tiền còn giá trị hơn cả việc đứng xếp hàng để mua sản phẩm với giá ưu đãi đó thì họ tuyệt đối sẽ không bao giờ đứng xếp hàng.

    Vậy rốt cuộc có những suy nghĩ nghèo nào hạn chế sự phát triển của một con người?

    Định luật 1: Mong đợi bỏ ra ít, thu về nhiều và có tâm lý của một 'con bạc'

    Rất nhiều người phàn nàn rằng số mệnh của họ không được tốt bởi vì tâm lý con bạc luôn quấy phá trong họ.

    Tâm lý của 1 con bạc chính là sự ảo tưởng chỉ qua 1 đêm sẽ trở nên giàu có. Và học lại không nhận ra rằng, trên thế giới này không có bất cứ thành công nào là ngẫu nhiên, tình cờ.

    Có câu rất hay là: "Chỉ thấy trộm ăn thịt, chứ chưa thấy trộm ăn đánh". Những thứ mà chúng ta nhìn thấy chỉ toàn là bề nổi, sâu bên trong lớp sóng ngầm là biết bao giông tố.

    Bạn nhìn thành tựu của tôi nhưng bạn chưa bao giờ nghĩ đến những chặng đường mà tôi đã đi qua và đằng sau là biết bao cay đắng ngọt bùi.

    Rồi bạn đăm chiêu suy nghĩ, bạn lo lắng và có chút hoang mang nhưng sau cùng bạn vẫn kết luận lại 1 câu đó là "do số không tốt".

    Nhưng bạn có thực sự hiểu được những nỗ lực và cái giá cho đi đằng sau sự thành công ấy không? Bạn có tận mắt chứng kiến những lúc người ta ăn gió nằm sương hay không? Bạn có thấu được dư vị của những khó khăn vẫn còn tàn dư trên môi họ không?

    Bạn không hiểu! Bởi vì bạn đâu có nhìn thấy, bạn đâu có trải qua vậy nên bạn lầm tưởng tất cả những thành quả đó của họ dễ như trở bàn tay.

    Warren Buffett phải trải qua nhiều năm nghiên cứu trong thời gian đi làm thuê mới có thể trở thành 1 vị thần chứng khoán như ngày hôm nay.

    Vậy, bạn đã bỏ ra được bao nhiều mà đòi thành công?

    Hãy nhớ kỹ: "Đừng chỉ khi nhìn thấy thu hoạch bạn mới chịu bỏ ra, mà hãy bỏ ra để nhìn thấy ngày thu hoạch. Đừng chỉ khi nhìn thấy hy vọng mới chịu cố gắng, mà hãy tiếp tục cố gắng làm để nhìn thấy ánh sáng lúc rạng đông".

    Định luật 2: Chỉ quan tâm đến cái lợi trước mắt, muốn thành công sớm nhưng lại không có nhẫn nại

    Để phán đoán một sự việc thành hay bại thì chỉ cần nhìn vào tâm thái làm việc của họ là sẽ có kết quả.

    Bởi vì 1 người chỉ khi có tâm thái bình tĩnh mới làm đến nơi đến chốn. Họ là những người sẽ không phạm sai lầm khi đưa ra những quyết định quan trọng.

    Hơn hết, họ còn biết giữ lại thời gian vừa đủ cho bản thân. Suy nghĩ lại trong tất cả những doanh nghiệp mà bạn biết, những công ty chỉ muốn thành công sớm có còn tồn tại được đến bây giờ hay không?

    Còn những doanh nghiệp có tuổi thọ vài chục năm vẫn vững vàng trên thương trường dù thời đại có thay đổi như thế nào.

    Xã hội của chúng ta hiện nay quá cao cả để ca ngợi những người tuổi trẻ tài cao, thổi dần thổi dần khiến họ ngày càng xốc nổi, bốc đồng và tự tin thái quá vào bản thân.

    Biết bao những suy nghĩ, tầm nhìn hạn hẹp dần len lỏi vào trong đầu họ tạo thành những con 'virus' mà bản thân vẫn chẳng hay biết gì.

    Do đó, chỉ khi chúng ta có 1 tâm thái bình tĩnh, ổn định mới tạo ra những bộ óc, trí tuệ tuyệt vời. Đó là cách cũ kỹ mà con người dùng để khai hoang lập địa nhưng vẫn đúng với chúng ta của bây giờ.

    Định luật 3: Không biết bản thân phải không ngừng học hỏi để nâng cao nhận thức

    "Tôi học mãi những chẳng thấy có tí tiến bộ nào" và thế tôi ngừng học.

    Ở thời ông bà cha mẹ chúng ta, báo đài, viễn thông, internet còn quá xa xỉ. Nhưng mọi người ở thời đại đó đã kiếm tiền như thế nào? Rất nhiều người đã kiếm được những khoản tiền kha khá mà người ta gọi là "tiền thông tin".

    Bởi vì những rào cản về thông tin, viễn thông, internet nên bất cứ ai có được những thông tin độc, lạ sẽ hơn những người khác 1 bước.

    Nhưng ngày nay nếu muốn làm giàu, liệu thứ tiền thông tin kia có còn giá trị? Hiện nay là thời đại của internet, viễn thông, báo đài.

    Chúng ta không hề thiếu bất cứ thông tin gì, nhưng chúng ta thiếu những khả năng xử lý thông tin. Hay nói theo cách khác, trước đây khi có được mẩu thông tin thì ban có thể lập tức tiến hành làm luôn.

    Còn bây giờ, khi có được mẩu thông tin bạn còn phải học cách chọn lọc, đánh giá, tổng hợp sau đó mới đi đến kết luận và chuyển tiếp.

    Bởi vì sao? Bởi vì "nhận thức". Mức độ nhận thức của bạn sẽ quyết định khả năng phán đoán, xử lý thông tin cũng như sự thành bại. Vì vậy, rất có thể bạn là người có cố gắng nhưng lại cố gắng lầm lạc theo 1 hướng khác.

    Bởi vậy, những người chỉ biết sống trong lớp vỏ an toàn, không học hỏi, không tiếp thu thì sẽ chẳng có tiến bộ. Và nếu không chạy theo sự phát triển, tiến bộ của xã hội thì bạn gắn với mác: "Con người của thập niên cũ".

    Định luật 4: Luôn chỉ biết so đó tính toán, không chịu cống hiến hết mình

    Điển hình của một trong những suy nghĩ nghèo là gì?

    Nhìn thấy mọi người xung quanh có cuộc sống ấm no, hạnh phúc sinh ra đố kỵ, châm biếm và chê bai. Bởi họ không muốn người khác vượt qua mình, sống tốt hơn mình hay chăng họ không muốn thua kém ai.

    Họ chẳng bao giờ nghĩ đến việc người khác có cuộc sống tốt rồi, mình cũng cần phải có một cuộc sống tốt. Họ càng không nghĩ đến việc sẽ giúp đỡ cùng nhau tốt lên.

    Nếu bạn coi người xung quanh là cỏ thì bạn đang bị chính những cây cỏ đó bao quanh. Còn nếu bạn coi người khác là bảo vật thì xung quanh bạn đang có vô vàn bảo vật.

    Giúp người cũng chính là đang giúp bản thân bạn. Giúp người cũng chính là thêm cho bản thân bạn 1 con đường sống. Bởi vì bạn là người thế nào thì bạn sẽ chỉ thu hút và chơi được những người như bạn.

    Nếu bạn là người hẹp hòi ích kỷ thì dù có nỗ lực mấy cũng chẳng thể nào với lên được tầm cao của những người thành công vì không ai trong chúng ta hy vọng sẽ làm việc, hợp tác và chung sống cùng một người chỉ biết nghĩ đến lợi ích của bản thân, không chịu chia sẻ cũng như cống hiến hết mình.

    Nếu để ý bạn sẽ thấy trên con đường khó khăn đi đến thành công của những tỷ phú đều có quý nhân giúp đỡ họ.

    Họ có thể là những nhân tố quan trọng đưa bạn đến thành công cũng có thể chỉ là những nhân tố bình thường giúp bạn qua một đoạn đường nào đó.

    Nhưng có một điều chúng ta phải suy nghĩ đó là: "Bản thân họ phải là người như thế nào mới được người khác giúp đỡ". Có thể là do may mắn cũng có thể là do lợi ích đổi lợi ích nhưng ít nhất họ còn có giá trị và chịu cho đi.

    Còn bạn thì sao? Hãy đứng ở nơi cao nhất và nhìn xuống, có bao nhiêu người sẽ chịu vì nỗ lực vì bạn?

    Tất cả những điều đó nằm ở nhân cách con người của bạn.

    Định luật 5: Không biết sử dụng đồng tiền và thời gian

    Khi có tiền, tiền và thời gian của bạn tiêu ở đâu? Giá trị và thành tựu của bạn ở đâu?

    Quay lại quãng thời gian còn ngồi trên ghế nhà trường. Nếu cho bạn 5 triệu bạn sẽ dùng nó để làm gì? Có biết bao nhiêu bạn sẽ dùng nó để mua sách, đăng ký học thêm? 

    Có bao nhiêu bạn dùng để mua quần áo, giày dép, hò hẹn, chơi game?

    Sau này tốt nghiệp vốn bỏ mua sách, đăng ký lớp học và thời gian bỏ ra đọc sách, đi học của bạn có dư thừa hay không? Giá trị và kết quả nằm ở tương lai chứ không bao giờ nằm ở thực tại.

    Thời gian vừa là kẻ thù, vừa là cây đũa phép thuật, có thể kéo gần ta đến với ước mơ và hoài bão, vì vậy chỉ cần trên 1 đoạn đường nào đó bạn bỏ quên thời gian thì khoảng cách tới thành công của bạn sẽ càng xa hơn.

    Theo Trí thức trẻ

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/5-dieu-khien-nguoi-ta-ngheo-mai-khong-thanh-cong-duoc-a229286.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan