+Aa-
    Zalo

    49 quận, huyện bị cấm xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc năm 2018

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Nhiều huyện trên cả nước bị cấm xuất khẩu lao động sang xứ kim chi do có nhiều lao động cư trú bất hợp pháp, hết hợp đồng nhưng không chịu về nước.

    Nhiều huyện trên cả nước bị cấm xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc do có nhiều lao động cư trú bất hợp pháp, hết hợp đồng nhưng không chịu về nước.

    Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội vừa có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc ngừng tiếp nhận lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS vào năm 2018.

    Đáng chú ý, theo công văn này, có nhiều huyện trên cả nước bị cấm xuất khẩu lao động sang xứ kim chi do có nhiều lao động cư trú bất hợp pháp, hết hợp đồng nhưng không chịu về nước.

    Hiện cả nước có 107 quận/huyện có tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng tại Hàn Quốc không về nước lớn hơn 30%. Số lao động này thuộc này thuộc 12 tỉnh.

    Ảnh minh họa

    Hàn Quốc yêu cầu tạm dừng tuyển chọn lao động trong năm 2018 đối với 49 quận/huyện có số lượng lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc lớn nhất, từ 60 người trở lên trong số 107 quận/huyện nêu trên.

    Theo đó, trong các huyện của 12 tỉnh thành bị cấm đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc 2018, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh đang dẫn đầu về số lượng.

    Tại Nghệ An có tới 10 huyện/thị xã bị cấm xuất khẩu lao động đi Hàn Quốc gồm: TP. Vinh, huyện Nghi Lộc, thị xã Cửa Lò, Hưng Nguyên, Thanh Chương, Nam Đàn, Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Đô Lương.

    Tại Hà Tĩnh có 7 huyện là Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Lộc Hà, Đức Thọ, Thạch Hà, Kỳ Anh, Can Lộc.

    Thanh Hóa có 5 huyện/thị xã là Đông Sơn, Hoằng Hóa, TP. Thanh Hóa, Triệu Sơn, Nga Sơn.

    Tại Hà Nội có huyện Thường Tín, Đan Phượng, Quốc Oai.

    Tại Hải Dương có huyện Cẩm Giàng, thị xã Chí Linh, TP. Hải Dương, Tứ Kỳ, Thanh Miện, Bình Giang, Thanh Hà.

    Tại Thái Bình có huyện Vũ Thư, Kiến Xương, Tiền Hải, Đông Hưng.

    Ngoài ra, tại Nam Định có TP. Nam Định, Nam Trực, Giao Thủy.

    Tại tỉnh Bắc Ninh có huyện Lương Tài và Gia Bình.

    Tại tỉnh Quảng Bình có huyện Bố Trạch, thị xã Ba Đồn, TP. Đồng Hới.

    Tại Hưng Yên có huyện Khoái Châu và Kim Động.

    Bắc Giang có huyện Lục Nam.

    Phú Thọ có TP. Việt Trì và huyện Lâm Thao.

    Trước đó, hai bên đã thống nhất việc rà soát tình hình, số liệu lao động cư trú bất hợp pháp của các quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh của Việt Nam theo lộ trình và mục tiêu nêu trong MOU hàng năm. Căn cứ vào số liệu này, phía Hàn Quốc yêu cầu Việt Nam tạm dừng tuyển chọn lao động mới (người lao động chưa từng đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS) trong thời gian 1 năm tại những địa phương có tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng không về nước và số lượng lao động cư trú bất hợp pháp cao hơn mức cam kết trong Bản ghi nhớ giữa 2 bên.

    Việc tạm dừng đưa lao động Việt Nam đi làm tại Hàn Quốc theo chương trình EPS được Bộ LĐ-TB-XH căn cứ thông báo của phía Hàn Quốc về số lượng và tỷ lệ lao động cư trú bất hợp pháp vào thời điểm cuối năm 2018, nhằm tiếp tục tạm dừng tuyển chọn trong năm 2019 tại các địa phương không giảm được tỷ lệ và số lượng lao động cư trú bất hợp pháp.

    Đồng thời, Bộ này cũng dỡ bỏ việc tạm dừng đối với những địa phương giảm được tỷ lệ và số lượng lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc.

    Cự Giải (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/49-quan-huyen-bi-cam-xuat-khau-lao-dong-sang-han-quoc-nam-2018-a229343.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan