TP.HCM từ lâu đã nắm giữ vai trò là trung tâm kinh tế - văn hóa – du lịch của cả nước, thu hút một quy mô dân số lớn cùng một lượng lớn du khách trong nước và quốc tế ghé thăm và lưu trú hàng năm. Khu vực downtown hiện nay là tuyến phố Nguyễn Huệ - Lê Lợi, là lựa chọn hàng đầu cho các hoạt động giải trí, mua sắm, ẩm thực của đông đảo khách hàng, biến nơi đây trở thành một tụ điểm nhộn nhịp sầm uất, biểu tượng cho sức sống và sự thịnh vượng của thành phố.
Mới đây, trên thị trường xuất hiện dự án đại đô thị mang tên The Global City tại phường An Phú, TP. Thủ Đức với tham vọng trở thành khu “downtown” thứ 2 của TP.HCM. Với lộ trình hoàn thành toàn bộ quy mô 117,4 ha trong vòng 48 tháng, dự án dự kiến mang sức hút và sự sôi động, nhộn nhịp tương tự như Nguyễn Huệ - Lê Lơi nhưng với quy hoạch bài bản, thiết kế chuẩn quốc tế và công nghệ hiện đại tiên tiến của một thành phố toàn cầu.
Theo giới chuyên gia phân tích, với những yếu tố “thiên thời – địa lợi – nhân hòa”, The Global City có tiềm năng sánh ngang khu vực downtown cũ trong những năm tới, trở thành điểm đến hàng đầu của du khách và mang lại tiềm năng thương mại lớn cho các hoạt động cho thuê kinh doanh tại các dãy nhà phố.
Thiên thời – đã đến lúc TP.HCM cần có downtown mới
Khu vực Nguyễn Huệ - Lê Lơi bắt đầu hình thành từ khoảng thời gian Pháp thuộc của Sài Gòn với lịch sử đã lên đến hơn một thế kỷ. Ngày nay, đây là khu vực tập trung các khách sạn cao cấp, các nhà hàng, quán ăn, các cửa hàng bán lẻ thời trang và tuyến phố đi bộ mới được đưa vào hoạt động trong vài năm gần đây. Với vị trí tại lõi trung tâm quận 1, khu vực này có thể đón hàng trăm lượt du khách tham quan, vui chơi mỗi dịp lễ Tết. Theo thống kê mới nhất vào dịp Tết Nguyên Đán 2022, đường hoa Nguyễn Huệ đã đón tiếp khoảng 350.000 lượt khách tham quan thưởng lãm trong 9 ngày mở cửa, tăng 440% so với năm 2021.
Tuy vậy sau nhiều thập kỷ phát triển và đô thị hóa, khu vực downtown cũ của TP.HCM đã cạn kiệt quỹ đất để mở rộng các hoạt động thương mại và du lịch hay mở rộng hạ tầng giao thông để tiếp đón lượng du khách ngày càng tăng. Vào mỗi dịp lễ Tết, khu vực này có thể quá tải du khách dẫn đến ùn tắc và thiếu chỗ đậu xe, gửi xe nghiêm trọng. Nhiều tòa nhà trên tuyến đường Nguyễn Huệ, tuy có nét kiến trúc Pháp cổ kính nhưng đang dần xuống cấp và chưa thể tháo dỡ để chỉnh trang. Quy mô và quy hoạch của khu downtown cũ không còn đủ để đáp ứng sự phát triển vượt bậc của TP.HCM, đặt ra nhu cầu về một downtown mới xứng tầm.
Nhìn sang quy hoạch của các nước láng giềng, mô hình phát triển đô thị đa trung tâm không có gì xa lạ. Như Singapore, khoảng 10 năm trở lại đây là quá trình dần dịch chuyển từ downtown cũ – khu vực Orchard Road, đến downtown mới – khu vực Marina Bay. Ngày nay, tuy khu vực Orchard Road vẫn có được sự nhộn nhịp sầm uất của khu vực trung tâm nhưng Marina Bay mới là điểm đến hàng đầu cho các hoạt động kinh tế văn hóa sôi động nhất của đảo quốc sư tử.
Tầm nhìn của Masterise Homes khi phát triển khu đô thị The Global City cũng là tạo ra một “kỳ tích” tương tự Marina Bay. Với nét tương đồng về vị trí ven mặt nước (tiếp giáp sông Rạch Chiếc), The Global City tận dụng tối đa ưu điểm này và đã quy hoạch thêm hệ thống kênh đào nhân tạo với tổng chiều dài lên tới 2km mang tên “Vịnh Tình yêu”, trong đó tích hợp khu nhạc nước quy mô hàng đầu Đông Nam Á. Bao quanh khu vực vịnh là công viên cây xanh rộng lớn, mang đến một khung cảnh nên thơ, thu hút đông đảo du khách đến vui chơi, thưởng lãm mỗi dịp cuối tuần. Theo đơn vị phát triển dự án, toàn bộ cảnh quan và tiện ích công cộng của dự án đang được ưu tiên thi công để hoàn thành trong Q1/2023, mang đến sức sống cho toàn đại đô thị.
Địa lợi – vị trí vàng muôn vàn kết nối
Tiếp giáp với tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, The Global City nằm tại giao điểm trọng yếu của các luồng giao thông từ các tỉnh Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên vào TP.HCM và ngược lại. Với lưu lượng giao thông lớn, Bộ Giao thông Vận tải đã đồng ý mở rộng đoạn cao tốc đi qua The Global City lên tám làn xe vào năm 2025, nguồn vốn hơn 9.800 tỷ đồng. Thành phố cũng vừa phê duyệt chủ trương xây dựng nút giao thông An Phú với tổng số vốn 3.926 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành năm 2025. Đây cũng chính là thời điểm The Global City dần hoàn thiện và bàn giao, thừa hưởng được “cú hích” từ sự phát triển hạ tầng bên cạnh dự án.
Vị trí của The Global City càng trở nên đắc địa hơn khi thành phố Thủ Đức sẽ được đầu tư vào cơ sở hạ tầng với quy mô đầu tư lên đến 852.500 tỷ đồng trong thời gian tới. Bên cạnh đường cao tốc, đường Đỗ Xuân Hợp, Lê Văn Việt, Lã Xuân Oai, Nguyễn Duy Trinh cũng sẽ được mở rộng, càng đem đến sự nhộn nhịp cho The Global City.
Nhân hòa – đội ngũ phát triển dự án tầm cỡ quốc tế
The Global City tập hợp những đối tác phát triển bất động sản hàng đầu thế giới, gồm có Kỹ thuật xây dựng Tung Feng, Quản lý dự án Artelia, Tư vấn hiệu quả năng lượng Quimera, Thiết kế cảnh quan WATG và đặc biệt là Tư vấn kiến trúc Foster + Partners. Masterise Homes cho biết sẽ áp dụng những chuẩn mực quốc tế cao nhất trong thiết kế và xây dựng mà Foster+Partners tư vấn về đề xuất cho đại đô thị nói chung và từng phân khu, từng sản phẩm nói riêng.
Đại diện Masterise Homes cũng chia sẻ rằng The Global City có suất đầu tư (chi phí đầu tư vào cơ sở hạ tầng, công nghệ, tiện ích công cộng, hệ thống quản lý vận hành) rất lớn, chênh lệch đáng kể so với các dự án nhà phố khác. 11% diện tích của The Global City dành cho không gian cây xanh, tương đương với gần 13ha.
Ở khía cạnh công nghệ, Masterise Homes đang phát triển ứng dụng riêng dành cho khu đô thị The Global City nhằm đảm bảo an ninh, điều phối giao thông và quản lý không gian đô thị, trong đó sử dụng Trí tuệ Nhân tạo (AI) và Internet vạn vật. Dự án cũng tích hợp hạ tầng để đáp ứng nhu cầu của xe điện, với điểm sạc tại tầng hầm và cột đèn ở các tuyến đường chính. Với quy mô và mức độ tân tiến vượt trội, cơ sở hạ tầng của The Global City sẽ góp phần làm nên sức hút của khu đô thị, gia tăng mức độ nhộn nhịp sầm uất của khu downtown mới của thành phố, từ đó gia tăng giá trị đáng kể cho phân khu Soho.
Thu Hà