+Aa-
    Zalo

    4 biểu hiện "phòng ngự" cơ thể mà bạn thường thấy

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) Các biểu hiện tưởng chừng như vô nghĩa này lại mang nhiệm vụ phòng ngự cơ thể mà bạn không thể ngờ tới.

    Ý nghĩa thật sự đằng sau các biểu hiện ngáp hay nấc cụt,… không đơn thuần là hoạt động chuyển hóa năng lượng mà chính là biểu hiện phòng ngự cho cơ thể. Cơ chế hoạt động bên trong cơ thể chúng ta rất phức tạp và khó hiểu, đó là tổng thể của các chu kì sinh học và hệ thống rối rắm. Các biểu hiện tưởng chừng như vô nghĩa này lại mang nhiệm vụ phòng ngự cơ thể mà bạn không thể ngờ tới.

    1. Biểu hiện Ngáp.

    Ngáp là biểu hiện phòng ngự cơ thể

    Từ trước đến nay, chúng ta thường quan niệm rằng cứ ngáp chính là dấu hiệu của việc buồn ngủ. Tuy nhiên thực tế đã chứng minh một điều, ngáp là chính là cách mà cơ thể giúp hạ nhiệt cho não bộ khi nó phải hoạt động quá mức, hoặc khi nhiệt độ vùng não bỗng nhiên bị tăng cao. Ngáp là một biểu hiện phòng ngự mà ta dễ thấy nhất. Khi có biểu hiện ngáp kèm theo nhức đầu, mệt mỏi, bạn tốt hơn nên nghỉ ngơi, thư giãn để giảm thiểu tình trạng căng thẳng của mình.

    2. Hắt hơi

    Mỗi ngày, chúng ta hít vào cơ thể một số lượng bụi bẩn rất lớn, kèm theo vi khuẩn, chất gây dị ứng,… Mũi là cơ quan giúp ta cảm nhận được những tác hại đó. Và một biểu hiện giúp ta phát hiện được bản thân đang gặp nguy hiểm chính là biểu hiện hắt hơi để phòng ngự cơ thể. Hắt hơi chính là cách làm sạch mũi siêu hiệu quả, việc hắt hơi sẽ khiến cho các chất bụi bẩn bị tống hết ra ngoài, giữ cho mũi được thông thoáng và sạch sẽ.

    Hắt hơi vì thấy hít quá nhiều khói bụi

    3. Vươn vai

    Vươn vai là một biểu hiện giúp cơ thể phòng ngự những trạng thái mệt mỏi quá lâu. Khi bạn ngồi một chỗ trong một thời gian dài, cơ thể bạn sẽ cảm thấy rất nhức mỏi và uể oải. Vươn vai sẽ khiến bạn kéo dãn các cơ bắp, giúp phục hồi lưu lượng máu trong cơ thể, khiến tâm trạng trở nên phấn khởi và thoải mái hơn.

    Hãy vươn vai vì khi đó cơ thể quá mệt mỏi

    4. Nấc cụt

    Nấc cụt xảy ra khi chúng ta ăn quá nhanh, việc nuốt miếng thức ăn quá lớn hay ăn quá nhiều cùng một lúc sẽ khiến cho thần kinh pneumogastric bị kích thích. Điều này sẽ khiến cho cơ hoành hoạt động liên tục với tốc độ cao hơn bình thường, kết quả là tạo ra những cơn nấc cục.
    Với những biểu hiện trên đây, các bạn có thể nhìn lại chính trên cơ thể mình, không phải tự nhiên những biểu hiện cơ thể này có, mà nó giúp ta phòng ngự những tác hại, cảnh báo những nguy hiểm đang ảnh hưởng đến cơ thể chúng ta.
    Sáu Dương
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/4-bieu-hien-phong-ngu-co-the-ma-ban-thuong-thay-a171585.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan