+Aa-
    Zalo

    3 tàu cá bốc cháy ngùn ngụt, thiệt hại hơn 30 tỷ đồng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Đang neo trú tại cảng, 3 tàu cá trị giá hơn 30 tỷ đồng của ngư dân Bình Định bị bốc cháy dữ dội.

    Đang neo trú tại cảng, 3 tàu cá trị giá hơn 30 tỷ đồng của ngư dân Bình Định bị bốc cháy dữ dội.

    Báo Dân Việt đưa tin, vụ việc xảy ra rạng sáng ngày 17/2, tại khu neo đậu tàu thuyền trên đầm Đạm Thủy (xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ, Bình Định) xảy ra vụ hỏa hoạn nghiêm trọng.

    3 tàu cá bị cháy của các ngư dân Nguyễn Đình Hùng (mang số hiệu BĐ 94607 TS), tàu BĐ 94448 TS của ngư dân Nguyễn Đình Cang và tàu BĐ 94879 TS của ngư dân Nguyễn Văn Tân, đều trú tại xã Mỹ Thành, bị thiêu rụi hoàn toàn.

    Vụ cháy đã thiêu rụi 3 tàu cá của ngư dân Bình Định (Ảnh: Báo Người Đưa Tin)

    Theo một số nhân chứng tại hiện trường, ngọn lửa bắt đầu cháy phát ra từ tàu số hiệu BĐ 94879 TS của ông Nguyễn Văn Tân. Thời điểm đám cháy xảy ra lúc rạng sáng, mọi người đang ngủ nên không kịp trở tay. Đến khi phát hiện ra vụ hỏa hoạn, lửa đã bùng phát sang 2 tàu cá liền đó.

    Báo Người đưa tin cho biết thêm, nhận tin báo, phòng Cảnh sát PCCC số 4 thuộc Cảnh sát PCCC tỉnh Bình Định (phụ trách huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) lập tức điều động 3 xe chữa cháy, 2 xe chỉ huy cùng với 30 cán bộ chiến sĩ đến hiện trường dập lửa.

    Sau 5 giờ dập lửa, vụ hỏa hoạn được khống chế. (Ảnh: Báo Người Đưa Tin)

    Sau gần 5 giờ đồng hồ cứu hộ, đám cháy đã được khống chế hoàn toàn. Không gây thiệt hại về người nhưng đám cháy đã thiêu rụi hoàn toàn 3 tàu cá. Thiệt hại ước tính ban đầu trên 30 tỷ đồng. 

    Hiện, vụ việc vẫn đang được lực lượng chức năng đang điều tra làm rõ nguyên nhân.

    Quyền và trách nhiệm của thuyền viên và người lái phương tiện

    - Thực hiện trách nhiệm của thuyền viên và người lái phương tiện thủy nội địa được quy định tại Điều 8 Thông tư liên tịch số 22/2012/TTLT-BGTVT-BVHTTDL ngày 26 tháng 6 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động vận tải khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa.

    - Khi tham gia giao thông chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường thủy nội địa, các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường liên quan tới hoạt động của phương tiện vận tải thủy nội địa.

    - Khi vào khu vực cảng, bến khách du lịch đường thủy phải tuân theo sự điều khiển và hướng dẫn của Cảng vụ đường thủy nội địa thành phố hoặc ban quản lý cảng bến khách du lịch thủy theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 25/2010/TT-BGTVT ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa.

    - Xử lý tai nạn trong vùng nước cảng, bến du lịch thủy theo quy định tại Điều 19 Thông tư số 25/2010/TT-BGTVT ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Bộ Giao thông vận tải quy định quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa.

    - Đảm bảo các điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy, trang bị phương tiện chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; tổ chức phổ biến cho thuyền viên pháp luật và kiến thức phòng cháy chữa cháy, hướng dẫn cho khách cách thao tác sử dụng các trang bị chữa cháy và cứu nạn; tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khi được các cơ quan chức năng huy động.

    - Thực hiện lộ trình theo đúng chương trình du lịch, tham quan đã thoả thuận và ký với doanh nghiệp lữ hành hay khách tham quan.

    Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo.

    (tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/3-tau-ca-boc-chay-ngun-ngut-thiet-hai-hon-30-ty-dong-a181270.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan