+Aa-
    Zalo

    3 điều du học sinh Nhật Bản “bắt buộc” phải nhớ nếu xảy ra động đất

    (ĐS&PL) - Để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh, mỗi người cần nắm vững những kỹ năng ứng phó khi động đất xảy ra.

    Chuẩn bị tư tưởng là rất quan trọng

    Người Nhật sống ở trong một quốc gia thường xuyên xảy ra động đất, sóng thần... vậy nên ngay từ khi còn nhỏ họ đã được dạy về những điều cần làm, cách ứng khó khi thiên tai xảy ra. Tuy nhiên, đối với những du học sinh tại Nhật Bản, họ đến từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới và có cả những quốc gia hiếm khi xảy ra thiên tai, rất khó để họ kịp phản ứng ngay lập tức khi động đất xảy ra.

    3 dieu du hoc sinh nhat ban bat buoc phai nho neu xay ra dong dat1

    Do đó, tâm lý chung của mọi người chính là... hoảng loạn, la hét khi động đất xảy ra. Điều quan trọng là lúc này đây, các bạn phải giữ bình tĩnh bởi khi bình tĩnh, bạn mới đủ tỉnh táo để đưa ra những quyết định đúng đắn về sau.

    Người ta thường nói "phòng bệnh hơn chữa bệnh", vậy nên trước đó, nếu có cơ hội chúng ta cũng nên tham gia các khóa tập dượt khi động đất xảy ra. Mỗi tỉnh ở Nhật Bản đều có một trung tâm phòng chống thiên tai. Tại đây có các góc trải nghiệm động đất và công tác phòng cháy chữa cháy. Khi tham gia các khóa tập dượt này, bạn có thể trải nghiệm một trận động đất giống so với thực tế. Vậy nên, bạn hãy đến thăm tham gia khóa này thường xuyên nhé.

    Nếu động đất bắt đầu xảy ra, bạn nên:

    Giữ bĩnh tĩnh

    Ngay lập tức ngắt cầu dao điện, ngắt bếp gas, khóa van tự động bếp gas.

    Nhẩm trong đầu nguyên tắc “núp – che – giữ”. Ví dụ: Núp dưới một cái bàn hay một vật chắc chắn để che chỡ bản thân. Bảo vệ đôi mắt của bạn bằng cách úp mặt vào cánh tay và cứ giữ như thế cho đến khi an toàn.

    Nếu bạn đang ở trong nhà, hãy cứ ở đó, chui xuống một cái bàn, dùng tay và lưng hơi nâng nó lên và kéo rê tới sát góc tường hoặc cửa ra vào.

    Nếu đang ở trên lầu thì không chạy xuống tầng dưới hoặc lao ra ngoài khi tòa nhà đang rung chuyển, nếu không, bạn có thể bị tường đổ, hoặc các vật dụng đè lên.

    Không được ở trong nhà bếp, đó là nơi nguy hiểm khi có động đất.

    Nếu đang ở trong lớp học hoặc công sở nên núp vào gầm bàn, lấy cặp, túi xách che lên đầu.

    Nếu ở trong một trung tâm mua sắm dưới lòng đất hoặc tàu điện ngầm bạn nên bảo vệ đầu bằng cặp đi học, áo khoác….Không tiếp cận những thứ dễ bị rơi hoặc đổ, chẳng hạn như cột đèn điện, cửa sổ kính và biển hiệu.Trung tâm mua sắm dưới lòng đất thường khá an toàn. Nó ít rung lắc hơn và ngay cả khi mất điện, nó vẫn có hệ thống chiếu sáng khẩn cấp. Ngoài ra, cứ 60 mét ở nơi đây lại có lối thoát hiểm. Đừng hoảng sợ và làm theo hướng dẫn của ban quản lý nhé! Nếu mất điện, không gian xung quanh sẽ tối sầm và khiến mọi người hoảng loạn, thậm chí xảy ra tình trạng dẫm đạp. Vậy nên, hãy chờ đợi một chút đến khi hệ thống đèn khẩn cấp sẽ được kích hoạt, không nên di chuyển trong bóng tối.

    Nếu các bạn đang ở ngoài đường, hãy tránh xa các cao ốc, đường điện cao thế, trụ điện, ống khói… tất cả những thứ có thể ngã đổ lên người. Coi chừng các vật có thể rơi từ trên cao xuống đầu.

    Ở nơi đông người, không nên xô đẩy nhau để chạy, tránh giẫm đạp lên nhau.

    Nếu đang lái xe thì nhanh chóng và cẩn thận lái xe ra khỏi con đường, càng xa càng tốt, rồi dừng lại, ngồi trong xe, chờ cơn chấn động qua đi. Không đỗ xe trên hoặc dưới một cây cầu, dưới một cây cao, dưới đường dây điện, trụ điện…

    Không sử dụng diêm, bật lửa, thiết bị gas, điện hoặc bất kỳ một trang thiết bị nào cho đến khi bạn biết chắc chắn không có sự rò rỉ khí đốt. Nó có thể là nguyên nhân của một vụ cháy nổ.

    Nếu bị vùi lấp, hãy dùng gạch hoặc bất cứ vật gì phát ra tiếng động gõ để có người nghe thấy và trợ giúp.

    Sau khi rung lắc lắng xuống

    - Kiểm tra sự an toàn mọi thứ xung quanh. Nếu ai đó bị thương, hãy thử sơ cứu tại chỗ nếu có thể hoặc gọi xe cứu thương.

    - Xác định xem có hỏa hoạn không. Nếu có, hãy dập tắt đám cháy một cách bình tĩnh.

    - Nếu bạn đang ở nhà, hãy đổ đầy bồn tắm trong phòng tắm.

    - Thu thập thông tin về thiên tai thông qua truyền hình và đài phát thanh.

    - Nếu ngôi nhà có tình trạng sắp bị sập, hãy sơ tán ra nơi khác. Trước khi đi hãy tắt công tắc điện và ga.

    Nếu cần sơ tán, cần đến đâu?

    Có các địa điểm sơ tán tạm thời, các địa điểm sơ tán diện rộng và nơi trú ẩn sơ tán ở nhiều nơi khác nhau. Đi đến "Khu sơ tán tạm thời" trước. Nếu tình hình nguy hiểm, hãy đến một "địa điểm sơ tán trên diện rộng". Cuối cùng, đi đến "nơi trú ẩn".

    Thùy Dung(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/3-dieu-du-hoc-sinh-nhat-ban-bat-buoc-phai-nho-neu-xay-ra-dong-dat-a606024.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan