Sau khi bạn đã tự làm những điều đó, hãy hỏi một người bạn thực sự tin tưởng về điểm mạnh và điểm yếu của mình để có được đánh giá khách quan nhất.
2. Thiết lập các giai đoạn
Việc thảo luận về vấn đề kinh doanh của bạn với những nhà đồng sáng lập tiềm năng sẽ dễ dàng hơn sau khi bạn đã có kế hoạch rõ ràng về hướng phát triển của công ty.
Khi bắt đầu những bước đi đầu tiên, bạn sẽ dần nhận ra những thứ bạn cần và phải bổ sung vào đội ngũ của mình. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên dự toán về số vốn sẵn có của bạn.
3. Hẹn hò trước, kết hôn sau
Nhiều người trong các bạn chắc đã nghe qua câu “Đồng sáng lập một công ty cũng giống như việc kết hôn”. Bạn sẽ kết hôn sau vài tuần gặp gỡ, hay vài tháng chứ?
Nhiều người có thể dễ dàng tìm được người đồng sáng lập tại một sự kiện hay trên một website. Tuy nhiên, tôi cảm thấy khá khó khăn khi rà soát hồ sơ của một người chỉ dựa trên một vài tương tác và những tìm kiếm trên web. Thay vào đó, tôi thuê hai người đồng sáng lập tiềm năng cùng lúc. Và một trong số họ, Joe Siler hóa ra là điều tốt nhất tôi đã làm cho công ty. Nhiều điểm mạnh của anh ta là điểm yếu của tôi và ngược lại. Bằng cách phỏng vấn anh ta với vai trò như một người đi xin việc vào vị trí công ty tôi còn thiếu, tôi có thể tìm hiểu sâu hơn về trình độ và khả năng của anh ta. Một người đồng sáng lập khác đã từng là một doanh nhân và trên giấy tờ thì anh ta có vẻ rất hoàn hảo, nhưng thực tế, anh ta là một thảm họa với văn hóa công ty. Nếu tôi không “hẹn hò” trước với họ trước khi “kết hôn”, có lẽ chúng tôi đã phải “li dị” và kết thúc không tốt đẹp gì.
Nguyễn Quỳnh/ Theo entrepreneur