+Aa-
    Zalo

    2 tiêm kích do Trung Quốc sản xuất rơi liên tiếp tại Myanmar

    • DSPL

    (ĐS&PL) - 2 tiêm kích F-7 của quân đội Myanmar bị rơi tại 2 địa điểm khác nhau trong khi bay huấn luyện tại vùng Magwe khiến 3 người thiệt mạng.

    2 tiêm kích F-7 của quân đội Myanmar bị rơi tại 2 địa điểm khác nhau trong khi bay huấn luyện tại vùng Magwe khiến 3 người thiệt mạng.

    Động cơ của một chiến đấu cơ F-7 rơi ở thị trấn Minbu hôm 16/10. Ảnh: EPA

    Theo New York Times, hai máy bay chiến đấu F-7 một chỗ ngồi của không quân Myanmar dường như đã đâm vào một tháp truyền hình vào sáng 16/10. Một máy bay rơi xuống cánh đồng trong khi máy bay còn lại lao xuống một ngôi chùa nổi tiếng ở vùng Magway, miền trung Myanmar.

    Danh tính của hai phi công được xác định là hai đại úy ngoài 30 tuổi và thi thể của hai người được tìm thấy lẫn trong đống đổ nát.

    Theo Myanmar Times, ngoài 2 phi công lái F-7 thiệt mạng, nạn nhân thứ 3 là một bé gái 10 tuổi không may bị các mảnh vỡ từ chiếc máy bay do Trung Quốc sản xuất rơi trúng người khi đang ngồi học trong nhà.

    Bên cạnh đó, một cậu bé 10 tuổi là Ma Thwel Zin Nyein cũng bị thương do trúng phải mảnh vỡ từ máy bay. Rất may tính mạng không bị đe dọa.

    Nhân chứng Ko Zaw Naing Min làm việc tại một nhà hàng gần đó kể lại: "Tôi đang rửa mặt thì nhìn thấy một chiếc máy bay lao xuống. Tôi nghĩ nó đang hướng về phía mình nhưng nó lại rơi ở một chỗ khác".

    Các quan chức địa phương phàn nàn việc quân đội tiến hành các chuyến bay huấn luyện ở thị trấn Minbu và các khu vực dân cư khác ở Magwe. Nhà chức trách đã quyên góp được 1.500 USD để gửi tặng gia đình nạn nhân trong vụ tai nạn, trong khi đám tang của cô bé Nyein được tổ chức vào chiều cùng ngày.

    F-7 là tên gọi bản xuất khẩu của mẫu tiêm kích J-7 do Trung chế tạo, nhái mẫu MiG-21 của Liên Xô. Trước đó vào tháng 4, một chiếc F-7 bị rơi tại Myanmar khiến phi công thiệt mạng.

    Myanmar đã mua khoảng 60 máy bay chiến đấu F-7 của Trung Quốc vào đầu thập niên 1990. Ngoài Myanmar, một số quốc gia châu Á khác như Pakistan, Iran, Sudan và Triều Tiên cũng đặt mua các máy bay chiến đấu này.

    “Từ những vụ rơi máy bay thường xuyên có thể thấy rằng, chúng ta đang gặp một số vấn đề với các máy bay của Trung Quốc. Nhiều máy bay chiến đấu Trung Quốc ở Myanmar không hoạt động tích cực do một số bị lỗi thời còn một số khác cần phải được đại tu”, U Ye Myo Hein, giám đốc điều hành của Viện Nghiên cứu Chính trị Tagaung ở Yangon, Myanmar, nhận định.

    Hồi tháng 8, Thống Tướng Min Aung Hlaing, Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar, đã tới dự một triển lãm quân sự ở Moscow và ký các hợp đồng mua vũ khí cũng như thiết bị quân sự mới.

    “Kể từ đầu thập niên 2000, quân đội Myanmar không còn hài lòng với Trung Quốc, do vậy họ tìm cách đa dạng hóa (vũ khí) và chuyển sang mua của Nga”, ông Ye Myo Hein nói.

    Hiện trường vụ rơi tiêm kích:

    Ảnh: EPA

    Ảnh: EPA

    Ảnh: EPA

    Ảnh: EPA

    Ảnh: EPA

    NGUYỄN QUỲNH(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/2-tiem-kich-do-trung-quoc-san-xuat-roi-lien-tiep-tai-myanmar-a248093.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan