Kết quả nghiên cứu cho thấy có đến 500.000 ca chấn thương đầu và 15.000 ca tử vong đã được ngăn chặn nhờ sự gia tăng của việc đội mũ bảo hiểm trong vòng 10 năm qua.
Hội nghị "Tổng kết 10 năm thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người đi mô tô, xe gắn máy tại Việt Nam" trong sáng nay. |
Hội nghị “Tổng kết 10 năm thực hiện quy định bắt buộc đội MBH đối với người đi xe mô tô, xe gắn máy tại Việt Nam” được Ủy ban An toàn giao thông quốc gia phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan thành viên và Quỹ phòng chống thương vong Châu Á (AIP) tổ chức ngày hôm nay (15/12) tại Hà Nội đã đưa ra những thống kê đáng khích lệ.
Sau 10 năm bắt buộc đội mũ bảo hiểm đã ngăn chặn được 500.000 ca chấn thương đầu và 15.000 ca tử vong. |
Nhân sự kiện này, Quỹ AIP và Quỹ FIA giới thiệu báo cáo nghiên cứu độc lập toàn diện quá trình 10 năm triển khai các hoạt động liên quan tới MBH tại Việt Nam. Đây là một báo cáo thực tiễn về chiến dịch đội mũ bảo hiểm khi xe gắn máy tại VN.
Nghiên cứu cho thấy rằng tỉ lệ bệnh nhân bị tổn thương não nghiêm trọng cũng đã giảm từ 21% năm 2007 xuống 13,6% năm 2016. |
Báo cáo này cung cấp ví dụ về hình thức tuyên truyền mang tính chất toàn cầu cho các quốc gia đang tìm kiếm những giải pháp để giải quyết vấn đề an toàn giao thông.
Nghiên cứu cho thấy có đến 500.000 ca chấn thương đầu và 15.000 ca tử vong đã được ngăn chặn nhờ sự gia tăng của việc đội mũ bảo hiểm trong vòng 10 năm qua tại Việt Nam.
Ngoài ra, nghiên cứu này cũng đã đánh giá số liệu được thu thập tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) và Bệnh viện Hải Dương ở miền Bắc Việt Nam. Nghiên cứu cho thấy rằng tỉ lệ các bệnh nhân bị tổn thương não nghiêm trọng đã giảm từ 21% năm 2007 xuống 13,6% năm 2016.
“Việt Nam là một ví dụ quan trọng về sự quyết tâm của chính quyền nhà nước trong một thời gian dài để giải quyết tình trạng chấn thương và tử vong do tai nạn mô tô gây ra”, ông Saul Billingsley, Giám đốc điều hành của quỹ FIA cho biết.
“Báo cáo này cho thấy được những yếu tố tạo nên sự thành công đó chính là một mục tiêu rõ ràng liên hệ mất thiết đến kế hoạch hành động, dưới sự hỗ trợ từ các bên, của các nhà ại trở quốc tế và các chuyên gia, cùng sự huy động và tham gia của cộng đồng xã hội, và hơn hết là sự khuyến khích và cam kết của hệ thống pháp luật”.
Công Minh