Nếu ngày ngày vẫn được đến trường, đi làm trên con đường trải nhựa rộng rãi, thông thoáng; hãy cảm ơn cuộc sống vì còn nhiều thứ tươi đẹp trong đời bạn. Ít ra, nó không kinh khủng như những con đường này.
Bất cứ ai từng chơi trò tàu lượn rồi sẽ hiểu cái cảm giác tim muốn rớt ra ngoài lồng ngực và tất cả điều bạn có thể làm là la hét, mong sao cho hành trình này sớm kết thúc. Tuy nhiên, đó không chỉ là một thú tiêu khiển hay trò chơi giải trí khi ở ngoài đời, có nhiều con đường đáng sợ cũng không kém như vậy.
Đường hầm Guoliang, Trung Quốc
Đường hầm Guoliang dài 1,2km và được xây dựng xuyên qua một rặng núi, dẫn đến ngôi làng Guiliang, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Năm 1970, những người dân tại ngôi làng này đã xây dựng đường hầm và những "ô cửa sổ" hoàn toàn bằng các công cụ thô sơ. Chiều rộng của đường hầm này vào khoảng 4m nên các lái xe phải cực kỳ cẩn thận khi lưu thông.
Đường tàu chợ Maeklong, Thái Lan
Ban đầu, khu chợ Maeklong trông chẳng khác gì những khu chợ khác tại Thái Lan. Tuy nhiên, điều khác biệt là mỗi ngày sẽ có tàu chạy cắt ngang khu chợ này. Những người bán hàng khi nghe thấy tiếng còi tàu phải nhanh chóng thu dọn hàng hóa của mình và lùi vào trong để chuyến tàu chạy qua với tốc độ khoảng 15km/h.
Đường Yungas, Bolivia
Đường Yungas nối thành phố La Paz và thành phố Coroico tại Bolivia. Từ độ cao 3,300m xuống tới độ cao 360m, tuyến đường này có vô số con dốc cao khiến người lái xe phải hết sức cẩn thận. Dù tuyến đường này khá hẹp nhưng lượng xe tải lưu thông trên đường khá nhiều. Người ta vẫn chọn nó vì rút ngắn được khoảng cách giữa 2 thành phố.
Đường cao tốc Eyre, Úc
Nhìn con đường đẹp như này, ai cũng nghĩ rằng có gì mà nguy hiểm hay đáng sợ. Tuy nhiên, số lượng tai nạn trên tuyến đường cao tốc dài 1,600km này lại rất cao. Lý do rất đơn giản: Khung cảnh 2 bên đường quá đơn điệu nên lái xe thường hay ngủ gật khi đi qua đây.
Tuyến đường sắt "Mũi quỷ", Ecuador
Tuyến đường sắt "Mũi quỷ" được xây dựng trên dãy núi đá cùng tên ở độ cao khoảng 800m. Trước đây, du khách vẫn có thể đi trên những chiếc tàu chở khách du lịch. Tuy nhiên vì quá nguy hiểm, tuyến đường này đã bị cấm hoàn toàn.
Cầu dành cho tàu hỏa Pamban, Ấn Độ
Cầu Pamban nối phần đất liền của Ấn Độ với đảo Pamban. Vào năm 1964, chiếc cầu này đã bị phá hủy bởi những trận gió mạnh. Đó là lý do tại sao khi tốc độ gió vượt qua 55km/h, các đoàn tàu đi qua đây phải hết sức cẩn thận và được cảnh báo nguy hiểm.
Đường cao tốc Karakoram, Pakistan - Trung Quốc
Ở độ cao 1,300m, đường cao tốc Karakoram được coi là tuyến đường quốc tế cao nhất thế giới. Thậm chí có đoạn ở độ cao hơn 4,600m. Vào thời điểm mùa mưa, tình trạng sạt lở đất vẫn thường xuyên xảy ra trên tuyến đường này. Đến mùa đông, tuyến đường này phải đóng cửa do thời tiết khắc nghiệt.
Tuyến đường Passage du Gois, Pháp
Tuyến đường vượt biển, nối liền đảo Noirmoutier với đất liền tại Pháp này tưởng chừng như rất bình thường. Tuy nhiên khi thủy triều lên, nó hoàn toàn ngập trong nước và chỉ có thể đi qua đây 2 lần trong ngày.
Đường cao tốc Leh-Manali, Ấn Độ
Đường cao tốc Leh-Manali chạy qua những con đèo rất cao tại Ấn Độ, dao động từ 4,000-5,000m. Bên cạnh đó, con đường cũng rất hẹp và có nhiều xe tải hoạt động.
Đường Thiên Môn Sơn, Trung Quốc
Con đường dài 11km với 99 đoạn cua gấp khúc dẫn lên đỉnh núi Thiên Môn nơi có ngự một bức tượng Phật lớn ở Trương Gia Giới, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Vì quá nhiều đoạn gấp khúc nên các lái xe phải hết sức cẩn thận khi lên tới đây.
Con đường xuyên qua Salar de Uyuni, Bolivia
Đường cao tốc đi qua Salar de Uyuni nằm ở độ cao 3,650m. Vì khung cảnh thiên nhiên ở đây trông rất giống nhau nên lái xe dễ bị lạc. Sóng điện thoại di động ở đây cũng không có ích gì. Bạn cũng không nên đi tới đây một mình khi vào ban đêm khi nhiệt độ có thể giảm xuống -30 độ C.
Đường cao tốc James W. Dalton Alaska, Mỹ
Chỉ khoảng 175km của tuyến đường dài 666km này được trải nhựa; phần còn lại, lái xe phải đi trên đường sỏi. Sẽ có khoảng 3 thị trấn nhỏ, 3 chỗ đổ xăng và 1 trung tâm y tế đi xuyên qua đường cao tốc. Cảnh sát sẽ kiểm tra các lái xe trước khi họ tiến vào con đường này để xem họ có trang bị đầy đủ các thứ để sống sót trong điều kiện khắc nghiệt của Alaska hay không.
"Con đường lên trời", Argentina