(ĐSPL) - Những "quái vật" thời tiền sử đáng sợ này có thể trở thành mối đe dọa đối với sự sống của con người nếu chúng hồi sinh.
1. Thằn lằn xương sống (Spinosaurus)
Thằn lằn xương sống là một chi khủng long ăn thịt sinh sống tại Bắc Phi, đôi khi trong các giai đoạn Albian và Cenomanian của kỷ Phấn trắng, khoảng 112 – 97 triệu năm trước. Loài vật này có thể dài tới 17, 18 mét và trọng lượng lên tới 10 tấn.
Ảnh minh họa. |
2. Cá mập khổng lồ Megalodon
Megalodon (tên khoa học Carcharodon megalodon) là loài siêu cá mập khổng lồ sống ở thời tiền sử cuối kỉ Oligocen và kỷ Neogen khoảng 28 - 1,5 triệu năm trước, đã tuyệt chủng. Đây là loài cá mập mạnh nhất và có kích thước lớn hơn rất nhiều so với cá mập trắng lớn ngày nay và còn là một kẻ săn mồi siêu hạng.
Theo các nhà khoa học, Carcharodon megalodon có thể dài 15,9 - 20,3 m và nặng 47 - 103 tấn.
Ảnh minh họa. |
3. Xenosmilus
Xenosmilus có quan hệ họ hàng với loài hổ Smilondon, nhưng thay vì có những chiếc răng nanh dài, sắc nhọn, chúng chỉ có răng nanh ngắn và dày hơn nhưng vẫn rất sắc bén. Từng chiếc răng của Xenosmilus đều là thứ vũ khí giết mồi khủng khiếp, được so sánh như bộ răng của cá mập hoặc một loài khủng long ăn thịt nhiều hơn là so với họ nhà Mèo ngày nay.
Ảnh minh họa. |
4. Bọ cạp đất (Pulmonoscorpius kirktonensis)
Đây là loài bọ cạp chiều dài cơ thể lên tới hơn 1m. Loài này sống ở kỷ Devon, cách đây 400 triệu năm. Có thể thức ăn của nó là các loài chân đốt và côn trùng.
Ảnh minh họa. |
5. Thằn lằn không răng (Azhdarchid)
Loài thằn lằn bay khổng lồ thuộc họ Azhdarchidae, có sải cánh dài tới 12m.
Nghiên cứu mới cho thấy, chúng đã thay thế một loài họ hàng có răng khoảng 90 triệu năm trước để trở thành loài chiếm ưu thế sau khi nồng độ cao của khí CO2 giết chết các vi sinh vật biển quan trọng, dẫn tới tuyệt chủng hàng loạt.
Các nhà khoa học tin rằng, loài vật này không săn những con mồi trên không mà chúng tìm kiếm thức ăn dưới đất và nuốt chửng toàn bộ con mồi.
Ảnh minh họa. |
6. Entelodon
Kỷ Oligocene còn đánh dấu sự xuất hiện của một trong những loài động vật săn mồi hung tợn nhất lịch sử - Entelodon.
Entelodon có kích thước to như con bò, nhưng lại chỉ sở hữu bộ não chỉ lớn bằng trái cam. Tuy nhiên với bản tính hung dữ và thường đi săn theo đàn, chúng vẫn là nỗi khiếp đảm của các loài động vật trên cạn. Theo các nhà nghiên cứu sinh vật học cổ đại, Entelodon bị tuyệt chủng cách đây khoảng 9 triệu năm.
Ảnh minh họa. |
7. Cá sấu Purussaurus
Với chiều dài 13m, cá sấu Purussaurus dài bằng một toa tàu, nặng cả chục tấn. Purussaurus là một chi của cá sấu Caiman, chúng có mặt trên trái đất cách đây 8 triệu năm. Chúng song hành cùng "chúa tế mặt đất" khủng long ở Nam Mỹ trong suốt kỷ nguyên Miocene.
Ảnh minh họa. |
8. Chuồn chuồn Meganeura
Loài vật này có sải cánh ước tính dài 66 cm và là loài côn trùng biết bay lớn nhất từng tồn tại. Chúng thường ăn thịt các côn trùng và lưỡng cư cỡ nhỏ. Chuồn chuồn Meganeura tuyệt chủng ở kỷ than đá và là tổ tiên của loài hiện nay.
Ảnh minh họa. |
9. Trăn Titanoboa
Trăn Titanoboa sống từ 60 – 58 triệu năm trước, dài khoảng 42 mét và nặng tới 2.500 kg. Chúng có thể nuốt trọn một con cá sấu Deinosuchus và cả một chiếc xe bus. Một nghiên cứu cho thấy nếu trái đất nóng lên, loài trăn hiện nay sẽ gia tăng kích thước như tổ tiên của chúng.
Ảnh minh họa. |
10. Andrewsarchus
Andrewsarchus là động vật có vú ăn thịt to lớn với cân nặng tới 1.800 kg. Nó có 1 cái mõm dài trông cực kì hung dữ. Mặc dù trông giống sói nhưng thực chất Andrewsarchus là một loài móng guốc như cừu dê.
Ảnh minh họa. |
Video có thể độc giả quan tâm:
Loài 'quái vật ăn thịt người' đáng sợ nhất lục địa đen