+Aa-
    Zalo

    10 ông trùm xã hội đen khét tiếng Trung Quốc

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Đằng sau những băng nhóm xã hội đên quyền lực, thành công và tàn ác nhất Trung Quốc đều có một cái tên đóng vai trò then chốt trong tổ chức băng đảng.

    Đằng sau những băng nhóm xã hội đên quyền lực, thành công và tàn ác nhất Trung Quốc đều có một cái tên đóng vai trò then chốt trong tổ chức băng đảng.

    Các hắc bang hay còn gọi là băng đảng xã hội đen là một phần rất thực đã và vẫn đang hiện hữu trong xã hội. Đằng sau những băng nhóm xã hội đên quyền lực, thành công và tàn ác nhất Trung Quốc đều có một cái tên đóng vai trò then chốt trong tổ chức băng đảng. Sau đây là danh sách mười lão đại hắc bang khét tiếng nhất Trung Quốc kể từ những năm 1990.

    Kiều Tứ

    Kiều Tứ - Tống Vĩnh Giai. Ảnh: Yidian

    Cuối những năm 1980, Kiều Tứ tên thật là Tống Vĩnh Giai, một thành viên băng đảng xã hội đen có tiếng ở Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang. Từ năm 1986, băng nhóm của Tống độc chiếm mảng ngành phá dỡ công trình, đồng thời phong tỏa nhiều khách sạn và bãi đậu xe ở tỉnh Hắc Long Giang.

    Tống Vĩnh Giai dùng tiền và người đẹp để hối lộ các quan chức cấp cao của chính quyền địa phương. "Lão đại" này cũng điều hành một tụ điểm giải trí, từng dùng dao đâm gây thương tích cho nhiều người và cưỡng hiếp nhiều phụ nữ.

    Băng nhóm của hắn đã thu hút sự chú ý của Lý Thụy Hoàn, thành viên Ủy ban Thường vụ bộ Chính trị Trung Quốc, người đang thực hiện nhiệm vụ thị sát vào năm 1990. Đến tháng 6/1991, Tống Vĩnh Giai cuối cùng cũng bị bắt và tử hình.

    Vũ Tác Mẫn

    Vũ Tác Mẫn tại phiên tòa xét xử. Ảnh: Yidian

    Đại Khưu Trang là một trong những thôn trang giàu nhất Trung Quốc, do Vũ Tác Mẫn là chủ thôn, người bị bắt vào tháng 4/1993 vì tội bảo kê tội phạm và cản trở công vụ.

    Sự việc bắt đầu từ một vụ giết người trong thôn trang. Một người dân trong làng bị giết ở Đại Khưu Trang vào tháng 12/1992 vì anh ta vạch trần hành vi tham nhũng của một kế toán.

    Đến ngày 18/2 năm sau, sở Công an Thiên Tân đã cử 400 cảnh sát đến khám xét ngôi làng nhưng đã bị dân làng có vũ trang chặn lại. Cuộc đối đầu kéo dài nhiều ngày, cuối cùng cảnh sát phải rút lui.

    Sau 2 tháng thảo luận với chính quyền trung ương, Vũ Tác Mẫn bị bắt vào tháng 4/1993 và tự sát trong bệnh viện vào ngày 2/10 cùng năm.

    Lại Xương Tinh

    Lại Xương Tinh. Ảnh: Yidian

    Lại Xương Tinh (sinh năm 1958) là người sáng lập kiêm Chủ tịch tập đoàn Nguyên Hoa ở Hạ Môn.

    Trong những năm 1990, Lại bị tình nghi buôn lậu ô tô hạng sang, thuốc lá và các hàng hóa đắt đỏ khác với tổng trị giá 53 tỷ NDT (hơn 186,7 nghìn tỷ đồng) và hối lộ 64 quan chức chính phủ.

    Lại trốn sang Canada năm 1999. Chính phủ Canada tuyên bố rằng nếu chính phủ Trung Quốc không kết án tử hình ông ta, họ sẽ xem xét cho Lại về nước.

    Sau một thời gian dài đấu tranh dẫn độ và đàm phán ngoại giao song phương, chính phủ Canada cuối cùng đã trục xuất Lại Xương Tinh về Trung Quốc năm 2011. Lại Xương Tinh bị kết án tù chung thân vào năm 2012.

    Trương Tử Cường

    Trương Tử Cường khi bị bắt. Ảnh: Btime

    Trương Tử Cường đến từ thành phố Ngọc Lâm, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, là thủ lĩnh của một tổ chức tội phạm Hong Kong, lên kế hoạch bắt cóc Lý Trạch Cự (con trai của Lý Gia Thành, ông trùm kinh doanh Hong Kong và là một trong những người giàu nhất châu Á).

    Trương đã đòi số tiền chuộc lên tới hàng trăm triệu HKD, số tiền chuộc cao đến mức được ghi vào sách kỷ lục Guinness thế giới nhưng tỷ phú Lý không báo cảnh sát.

    Ngày 12/11/1998, Trương Tử Cường bị Tòa án nhân dân trung cấp Quảng Châu kết án tử hình.

    Doãn Quốc Câu

    Doãn Quốc Câu. Ảnh: Baidu

    Vào những năm 1990, Doãn Quốc Câu, ông trùm khét tiếng giới tội phạm Macau, được biết đến với biệt danh "Câu Ca" và là lãnh đạo băng đảng 14K chi nhánh Macau.

    Tháng 11/1999, Doãn Quốc Câu bị buộc tội cho vay nặng lãi, rửa tiền, sở hữu trái phép vũ khí và cầm đầu một tổ chức băng đảng tổ phạm.

    Với tư cách là lão đại hắc bang 14K ở Macau, Doãn Quốc Câu đã chiến đấu tàn bạo với một số đối thủ để tranh giành địa bàn, chiếm phòng VIP béo bở trong các sòng bạc ở Macau.

    Doãn Quốc Câu bị bắt sau khi dùng bom phá hủy xe của cảnh sát trưởng điều tra ở Macau và bị kết án 15 năm tù.

    Hướng Hoa Cường

    Hướng Hoa Cường. Ảnh: Yidian

    Hướng Hoa Cường và anh trai Jimmy Hướng đều là những nhân vật hàng đầu ở Hong Kong. Cả hai anh em họ Hướng đều thích điện ảnh và là nhà sản xuất kiêm diễn viên những bộ phim hành động nổi tiếng từ đầu những năm 1970.

    Các bộ phim về những câu chuyện xã hội đen do nam tài tử Lưu Đức Hoa đóng chính đa số đều dựa trên kinh nghiệm của anh em Hướng Hoa Cường.

    Cha của Hướng Hoa Cường là Hướng Tiền, là người đứng đầu cả ba công ty ở Hong Kong nhưng thực chất là để che giấu thân phận băng đảng xã hội đen Tân Nghĩa An. Hướng Tiền bị trục xuất khỏi Hong Kong vào cuối những năm 1950 và chạy sang Đài Loan. Mọi việc trong bang hội được ông này giao cho những người con trai họ Hướng, trong đó Hướng Hoa Cường là một đầu não của Tân Nghĩa An.

    Năm 1970, Hướng Hoa Cường cùng em trai Hướng Hoa Thắng chỉ đạo cuộc truy sát bang hội 14K.

    Năm 1992, Thượng viện Mỹ xác định Hướng Hoa Cường là đầu não trong Tân Nghĩa An. Tòa án liên bang ở Brooklyn nhấn mạnh Hướng Hoa Cường là một trong những kẻ đứng đầu quyền lực nhất Tân Nghĩa An và giới mafia Hong Kong.

    Năm 1995, Canada từ chối cấp visa cho Hướng Hoa Cường với lý do ông là kẻ đứng đầu bang hội khét tiếng. Tuy nhiên, Hướng luôn nói mình bị oan và né tránh khi nhắc đến hắc bang khét tiếng Tân Nghĩa An.

    Hoắc Anh Đông

    Hoắc Anh Đông. Ảnh: Yidian

    Theo báo cáo, Hoắc Anh Đông là một doanh nhân Hong Kong có gốc gác là người làng Phiên Ngung ở thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

    Kể từ tháng 3 năm 1993, Hoắc Anh Đông là Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, Uỷ viên Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nắm giữ các chức vụ quan trọng khác của chính quyền Trung ương.

    Đáng chú ý, Hoắc Anh Đông cũng là một trong những thủ lĩnh của băng đảng 14K. Sau khi Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ vào đầu những năm 1950, chính quyền Hong Kong thuộc Anh đã áp đặt lệnh cấm vận đối với Đại lục theo nghị quyết của Liên Hợp Quốc.

    Đảng Cộng sản Trung Quốc đã liên lạc với các thương nhân ở Hồng Kông để chiến đấu chống lại Hoa Kỳ và viện trợ cho Bắc Triều Tiên. Hoắc Anh Đông lúc này có sản nghiệp và đội ngũ hoàn chỉnh, đã hỗ trợ cho Trung Quốc chiến đấu với Chiến tranh Triều Tiên. Sau khi có được chiến tranh và vật tư y tế, ông đã đích thân chỉ đạo hạm đội vận chuyển hàng hóa đến Trung Quốc đại lục mỗi đêm để kiếm lợi nhuận

    Lưu Sung

    Lưu Sung. Ảnh: Yidian

    Lưu Sung là một thủ lĩnh băng đảng tội phạm ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, Đông Bắc Trung Quốc. Lưu từng là Chủ tịch của tập đoàn Gia Đạt Thẩm Dương. Ông bị cáo buộc tổ chức, cầm đầu và tham gia vào các tổ chức mang tính xã hội đen, gây thương tích và các hoạt động kinh doanh bất hợp pháp.

    Lưu Sung cũng bị truy tố về các tội trốn thuế, tống tiền, tàng trữ trái phép vũ khí và hối lộ. Năm 2002, ông bị Tòa án nhân dân trung cấp Thiết Linh kết án tử hình.

    Hứa Hải Thanh

    Hứa Hải Thanh. Ảnh: Sina

    Hứa Hải Thanh được mệnh danh là "bố già Đài Loan", được anh em trong giới gọi là "Văn (muỗi) Ca" hay "Vị trọng tài cuối cùng". Dưới trướng của Hứa có hàng chục nghìn đàn em thuộc những băng đảng khét tiếng trên thế giới.

    Những thành viên đó đã tham gia vào tất cả các hoạt động bất hợp pháp từ mại dâm, cờ bạc cho đến tống tiền, buôn lậu vũ khí, buôn lậu ma túy và buôn người.

    Hứa Hải Thanh qua đời vào ngày 6/4/2005 ở tuổi 93. Tại tang lễ của ông, hơn 10.000 thành viên băng đảng từ khắp nơi trên thế giới đều mặc áo đen chen chúc nhau trên đại lộ Minquan E tại thành phố Đài Bắc, Đài Loan (Trung Quốc), theo sau một chiếc xe màu vàng kết đầy hoa chở theo quan tài của Hứa Hải Thanh.

    Châu Quảng Long

    Châu Quảng Long. Ảnh: Yidian

    Tội ác của Châu Quảng Long bắt đầu từ năm 1990, khi hắn ta thu tiền bảo kê tại ga xe lửa Quảng Châu, sau đó ông ta độc chiếm một số thị trường vận tải lớn dọc theo tuyến đường sắt.

    Năm 1999, Châu Quảng Long thành lập một "công ty" để kiểm soát Quảng Châu, Quảng Tây và các tuyến đường sắt vận chuyển hàng hóa khác. Những người không muốn hợp tác với Châu đều bị đánh đập dã man và buộc phải rút khỏi thị trường. Châu Quảng Long bị kết án tử hình vào năm 2012.

    Hoa Vũ (Theo Yidian)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/10-ong-trum-xa-hoi-den-khet-tieng-trung-quoc-a362354.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan