+Aa-
    Zalo

    10 năm bỏ phố về quê, chinh phục thị trường bằng trái sầu riêng của O Huyền

    • Thu HàDSPL

    (ĐS&PL) - Chị Nguyễn Thái Huyền hay còn biết đến với tên gọi thân mật O Huyền, là một trong tấm gương những người trẻ bỏ phố về quê thành công.

    Bằng trí tuệ và sự nỗ lực không ngừng nghỉ, O Huyền đã đưa trái sầu riêng Đắk Lắk thành công chinh phục hàng loạt thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, Châu Âu,... với những trái sầu riêng đạt chuẩn: Không dư lượng thuốc bảo vệ thực vật - Không kim loại nặng - Kiểm định trên 427 loại thuốc hoá học.

    10 năm bỏ phố về quê, chinh phục thị trường bằng trái sầu riêng của O Huyền - 1

     

    Không lùi bước sau 2 lần “vỡ nợ”

    Từng có nhiều năm học tập và làm việc ở Sài Gòn, O Huyền cũng nuôi mộng ước mơ sẽ lập nghiệp lâu dài như bao người. Đam mê kinh doanh nhưng lại mơ ước làm Luật Sư nên tốt nghiệp Quản trị kinh doanh, O Huyền  tiếp tục học Luật thương mại. Sau 6 năm, cầm tấm bằng và bắt đầu công việc. Bạn bè khá bất ngờ khi thấy thay vì chọn công việc văn phòng , O Huyền lại chọn việc sales - thị trường. Sau 2 tập đoàn Mỹ và Thuỵ Sĩ , O Huyền chọn bến đỗ là một tập đoàn  Xuất nhập khẩu nông sản của Trung Quốc. Dưới sự dìu dắt của cấp trên, cùng nỗ lực học hỏi, phấn đấu chỉ sau 6 tháng, O Huyền đã lên vị trí PGĐ kinh doanh phụ trách mảng thu mua đầu vào nguyên liệu. “Đây cũng là cơ duyên để mình bén duyên với mảng XNK sầu riêng”, O Huyền nói.

    Đang trên đà sự nghiệp, được sự tín nhiệm và khuyến khích của ông chủ, O Huyền quyết định tự kinh doanh riêng.

    Người ta nói, cái gì nhanh quá cũng không tốt, hình như câu nói này đúng với mình. Ngay cả bản thân mình khi nhìn lại quãng đường mình đã đi được, mình cũng thấy chóng mặt. Khi thành công đến quá nhanh, cộng thêm sự hiếu thắng của tuổi trẻ, mình đã ngủ quên trên chiến thắng, và tất nhiên điều gì đến cũng phải đến. mình vỡ nợ , lúc này mình 24 tuổi. Mình mất phương hướng, và trầm cảm 1 thời gian khá dài” - O Huyền xa xăm khi nhớ lại .

    Sau đó dưới sự động viên của gia đình, O Huyền về Bình Phước làm rẫy cùng bố mẹ và xin vào biên chế nhà nước làm cho ổn định. .

    2014 có một biến cố xảy ra. Mình lập gia đình, bao vất vả khó khăn, nhà không có ở, phải đi ở nhờ ở mướn, có những thời điểm phải vay cả lãi cao, long đong lận đận mấy năm trời. Nhiều người hỏi mình sao không về với bố mẹ? Muốn lắm chứ, bao lần muốn ôm con về xin bố mẹ cho về. Nhưng nghĩ lại, con đường này mình tự đi, cuộc sống này mình tự  chọn, bố mẹ đủ khổ với mình rồi, nên lại cắn răng nuốt nước mắt vào bước tiếp, có thời điểm nản chí cộng thêm trầm cảm sau sinh, mình làm đủ thứ việc, kể cả  đi phụ việc lao công”, O Huyền nói.

    Nhìn một cô gái trước mặt tràn đầy năng lượng tích cực, trên môi lúc nào cũng nở nụ cười, thật không thể tin được cô ấy đã từng trải qua những bi kịch cuộc đời như thế. Khi được hỏi tại sao giữa trăm nghề chị lại chọn nông nghiệp và đặc biệt lại chọn ngành khó là sầu riêng, chị cười nói:

    Cái nghèo nó đáng sợ lắm, không có tiền mất quyền lên tiếng, khi bạn nghèo mới nhìn thấy đc bản chất con người, kể cả người thân cận nhất, có những thời điểm mình chỉ nghĩ đến cái chết nhưng bất thành, tột cùng của sự túng quẫn, nghĩ đến bố mẹ, nghĩ đến con gái, nghĩ đến những đắng cay, căm phẫn mình phải trải qua, thì mình quyết định mình phải có tiền, mình phải thoát nghèo, mình phải thành công thì đây là câu trả lời đẹp nhất dành cho những người chà đạp và tổn thương mình, thế là cắm mặt vào cày thôi, và mình bắt đầu lại bằng việc xây dựng thương hiệu sầu riêng chín rụng tự nhiên , bằng chính những trái sầu riêng trên mảnh đất Bình Phước bằng số tiền vay lãi cao, để đảm bảo chất lượng nguồn hàng thì mình trực tiếp làm kĩ thuật vùng nguyên liệu và trực tiếp bán”.

    Bằng sự nhạy bén về kinh doanh, am hiểu nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng, một lần nữa thành công lại đến rất nhanh sau những nỗ lực không ngừng nghỉ của cô gái ấy. Năm 2017 - 2018 bằng số tiền tích cóp và vay mượn O Huyền mở chuỗi cửa hàng chuyên về sầu riêng đầu tiên tại Hà Nội đón đầu cho xu thế mới. Mảng Xuất Khẩu cũng thu được về kha khá thành tựu, đơn hàng đều đều chủ yếu thị trường Trung Quốc và Đài Loan. Cuộc sống tưởng chừng như từ đây sẽ mỉm cười với chị. Nhưng lô hàng sầu riêng gặp sự cố, lúc này chưa xuất khẩu chính ngạch, toàn bộ sầu riêng  đang đi đường tiểu ngạch, cửa khẩu kẹt, cấm biên, giá sập liên tục, được lô nào sang được chợ thì dư lượng thuốc BVTV, kiểm dịch, sâu nấm …  Chuỗi sầu riêng sạch ở Hà Nội bị bỏ bê, thất thoát. Liên tục tin dữ ập đến và điều gì đến đã đến. O Huyền vỡ nợ lần thứ 2.

    “Lúc này mình đúng nghĩa trắng tay, tài sản duy nhất còn sót lại đó là cô công chúa nhỏ, sau khoảng nửa năm dằn vặt, mất phương hướng, mình quay về Sài Gòn mưu sinh bằng việc bán sầu riêng và  học tiếp MBA, cái mà nửa năm qua mình chắc chắn là mình đang thiếu”

    Những vấp ngã đổ vỡ của tuổi trẻ đã tôi luyện thành một O Huyền năng lượng và bãn lĩnh của hiện tại. Sau 2 lần vỡ nợ, hai bàn tay trắng, khởi nghiệp lại bằng 1 gánh sầu riêng, vừa làm, vừa học, vừa nuôi con, vừa trả nợ. Khó khăn chồng chất khó khăn, nhưng không vì thế mà bỏ cuộc, quyết tâm sửa sai, tìm ra hướng đi bền vững - chất lượng - cơ hội duy nhất để O Huyền và con có cuộc sống ổn định .

    Cuộc sống thường có những bất ngờ. Và bất ngờ lớn nhất là chị chọn Đắk Lắk để lập nghiệp, lúc bấy giờ chỉ đơn giản là chị muốn tránh xa những ồn ào khói bụi của thành phố, một nơi đủ yên tĩnh, một nơi đủ xa, một nơi đủ lạ, một nơi đủ tiện và tiềm năng cho những dự định ấp ủ, để bắt đầu lại cuộc sống mới. Như theo tâm niệm của chị thì “ Đủ Duyên ắt sẽ thành” và bởi đủ duyên nên chính tại nơi này chị và người bạn đời đã cho ra đời thương hiệu “ HTN AgriGreen” , một thương hiệu đủ chín mà chỉ cần nhắc đến HTN là mọi người sẽ nhớ ngay đến chị.

    Hành trình tiên phong trồng trái sầu riêng hữu cơ đầu tiên

    O Huyền và anh Hoà là một trong những người đầu tiên xây dựng mô hình sản xuất sầu riêng theo hướng hữu cơ. Thay vì sử dụng hóa chất và phụ gia hóa học để chăm bón và thúc đẩy sầu chín, anh chị tập trung vào việc tạo ra sản phẩm sầu riêng an toàn, chất lượng cao và đồng thời bảo vệ môi trường. Sầu riêng vi sinh hữu cơ nhà O Huyền được trồng theo quy trình, không sử dụng hóa chất độc hại như  thuốc diệt cỏ hay phân bón hóa học. Thay vào đó là áp dụng các phương pháp hướng vi sinh  hữu cơ như sử dụng phân bón hữu cơ tự nhiên, phân bón hữu cơ và xây dựng một hệ sinh thái cân bằng trong vườn cây.

    O Huyền dành thời gian qua vườn nước bạn Thái Lan, Mã Lai,.. trực tiếp đi vườn, học hỏi phương pháp canh tác của nước bạn. Sau đó, về nước, tự tay thực hiện các công việc từ chuẩn bị mô/ hố trồng, xử lý hố trồng, trồng cây, che bóng cho đến tưới nước, bón phân, cắt tỉa cành, tạo dáng,... Chị kể: Bước chân về vườn là xác định tự tìm tòi học hỏi. Có những ngày đi hàng trăm cây số để trực tiếp nhìn, xem, đánh giá các vấn đề ở đâu để tìm ra phương pháp. Đất ở mỗi nơi mỗi khác, học hỏi để có thêm thông tin, bản thân vẫn phải thử nghiệm liên tục xem nguyên nhân từ đâu, thổ nhưỡng quê mình đặc biệt như thế nào, phương pháp canh tác để sầu béo nhất, cho ra nhiều trái nhất, sản lượng cao nhất, vẫn đảm bảo tham gia thị trường hữu cơ. Sầu riêng nhà O Huyền đảm bảo đạt 3 Không: Không dư lượng thuốc bảo vệ thực vật - Không kim loại nặng - Kiểm định trên 427 loại thuốc hoá học đến tận nước bạn kiểm chứng, chị mới được thở phào”.

    10 năm bỏ phố về quê, chinh phục thị trường bằng trái sầu riêng của O Huyền - 2

     

    Những quả ngọt đến ngày thu hoạch

    Hơn 10 năm nỗ lực, cố gắng, đến thời điểm hiện tại O Huyền đã có những thành tựu cụ thể để bản thân tự hào. Với kiến thức khoa học đã học tập, nghiên cứu và thử nghiệm, O Huyền hỗ trợ bà con tạo ra năng suất tăng trưởng vượt bậc, dự kiến thu về 30 - 35 tấn mỗi hecta sầu riêng. Nhờ đó, giúp bà con có thu nhập ổn định, không còn mất mùa, trồng cây sai kiến thức, dư lượng thuốc hóa học, thuốc bảo vệ thực vật. Mỗi đợt vụ, HTN AGRIGREEN của O Huyền thu mua hàng ngàn tấn sầu riêng, giao đi trăm container mỗi vụ, đưa sầu riêng Việt tới tay người tiêu dùng thị trường quốc tế. O Huyền vui lắm, người dân Đắk Lắk có công việc, nguồn thu ổn định, quê hương giàu đẹp mỗi ngày. Thế rồi chị lại tiếp tục bắt tay vào nghiên cứu nào giống mới, nào phân thuốc hữu cơ mới,... Chị cười bảo: “Ngồi yên là chị không chịu được, khổ quen rồi, mình xuất thân từ nông dân nên phải cần cù chịu khó, ngày nào không đi thăm rẫy là thấy thiêu thiếu”.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/10-nam-bo-pho-ve-que-chinh-phuc-thi-truong-bang-trai-sau-rieng-cua-o-huyen-a443862.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.