+Aa-
    Zalo

    10 loài động vật có nọc độc đáng sợ nhất thế giới

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Sứa hộp là loài có nọc độc nguy hiểm nhất địa cầu. Chất độc của chúng ngấm nhanh vào hệ tim mạch và thần kinh khiến nạn nhân chết ngay lập tức.

    Tuy không có xương sống, nhưng sứa hộp lại là loài có nọc độc nguy hiểm nhất địa cầu. Chất độc của chúng ngấm nhanh vào hệ tim mạch và thần kinh, khiến nạn nhân chết ngay lập tức.
    Ếch phi tiêu độc là những loài ếch có thân sặc sỡ, thuộc họ ếch Dendrobatidae. Chúng sống ở vùng Trung, Nam Phi và Hawaii. Với chiều dài khoảng 5cm, chúng tiết ra batrachotoxin, chất độc có thể ngăn chặn hoạt động của tế bào thần kinh tới các cơ, gây tê liệt và dẫn tới tử vong.
    Họ cá nóc (Tetraodontiformes, còn gọi là Plectognathi), là loài động vật có xương sống độc thứ hai trên thế giới, sau loài ếch độc phi tiêu vàng. Loài này sinh sống chủ yếu ở những vùng biển quanh Nhật Bản, Trung Quốc, Philippine và Mexico. Tuy các nội tạng của loài cá nóc đều chứa độc tố, nhưng chúng được xem là một đặc sản nếu biết cách chế biến. Người ta phải chi 200 USD để thử món cá nóc.
    Taipain (Oxyuranus microlepidotus) là tên một loài rắn bản địa ở Australia và thuộc họ Rắn hổ (Elapidae). Chúng có màu nâu đậm hoặc xanh đậm, chiều dài thân từ 1,8m đến 2,5m. Đây là loài rắn độc nhất thế giới. Người ta thường gọi chúng là "ác xà". Nọc độc của rắn Taipan có thể giết chết 100 người đàn ông trưởng thành, tương đương với 200.000 con chuột. Tuy nhiên, con người chưa ghi nhận bất kỳ trường hợp tử vong nào liên quan tới chúng.
    Khi nói đến các loài nhện độc, người ta thường nhắc đến nhện nâu ẩn dật hay nhện lưng đỏ. Tuy nhiên, chương trình kỷ lục Guiness 2007 đánh giá loài nhện lang thang Brazil (Phoneutria) mới là loài nhện độc nhất thế giới. Loài này còn được gọi là nhện chuối bởi vì chúng thường sống trên các tán lá chuối. Không giống như những loài nhện khác là giăng mạng để bẫy con mồi, loài nhện chuối này đi săn mồi trên măt đất, tìm kiếm và tấn công con mồi trực tiếp. Chúng thường hoạt động vào ban đêm. Loài nhện này rất hiếu chiến. Nọc độc của loài này là loại độc tác động tới thần kinh rất mạnh, khiến cơ quan hô hấp gặp vấn đề, gây ngạt thở đến chết. Ngoài ra, nó có thể khiến nam giới bất lực.
    Là một chi cá thuộc họ mao mặt quỷ (Synanceiidae), cá mặt quỷ (Synanceia) còn có tên cá mang ếch, cá mao ếch. Chúng có bề ngoài to, xù xì và rất độc. Người ta gọi chúng là “chúa tể nọc độc” dưới đáy đại dương. Chúng có 13 tia vây lưng chứa độc tố và độc có thể tồn tại nhiều ngày sau khi cá chết. Khi các tia vây lưng cá mặt quỷ đâm vào thịt nạn nhân, độc tố sẽ tác động trực tiếp đến hệ cơ vận động, hệ thần kinh và hệ cơ trơn của tim ở người. Tuy nhiên, nếu được chế biến đúng cách, cá mặt quỷ sẽ là món ăn khoái khẩu của nhiều người với vị giòn, ngọt, giúp máu tuần hoàn tốt, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
    Tuy có thân màu trong suốt rất đẹp mắt, bò cạp Stalker lại là một trong những loài động vật cực kỳ nguy hiểm. Chúng có màu vàng nhạt, thường xuyên xuất hiện ở vùng Trung Đông và Bắc Phi. Nọc độc của chúng có thể làm suy hô hấp. Những người mắc bệnh tim mạch hoặc dị ứng có thể chết chỉ vì một vết cắn của chúng.
    Bạch tuộc nhẫn xanh là một loài bạch tuộc có những đốm màu xanh đen rất đẹp, giống như những chiếc nhẫn. Chúng sống chủ yếu ở vùng biển Thái Bình Dương, từ lãnh hải Nhật Bản đến Australia và sở hữu loại nọc độc vô phương cứu chữa. Những người mà chúng cắn sẽ tắt thở chỉ trong vòng 2 phút. Lượng chất độc trên cơ thể bạch tuộc nhẫn xanh có thể giết 26 người trong cùng một lúc.
    Ốc sên Marbled Cone, hay Conus marmoreus là một loài động vật thân mềm có nọc độc khủng khiếp nhất hành tinh. Chúng phân bố ở các vùng biển Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Một giọt nước dãi của loài này có thể giết chết ít nhất 200 người. Dãi của Marbled Cone có thể làm toàn thân người dính phải run lẩy bẩy, chân tay tê liệt, mắt mờ đi và ngừng thở chỉ sau vài giờ đồng hồ. Tuy vậy, chức năng của chất kịch độc này chỉ là để tự vệ và để bắt mồi chứ chúng không bao giờ chủ động tấn công con người.
    Hổ mang chúa, hay Hổ mây (Ophiophagus hannah) là loài rắn độc có kích cỡ, trọng lượng lớn nhất thế giới. Chiều dài của chúng có thể lên tới 5,7m. Chúng sống trong các khu rừng ở Ấn Độ và Trung Quốc. Nọc độc của chúng vô cùng nguy hiểm. Khi chất độc ngấm vào cơ thể sống, nó sẽ gây tử vong trong một thời gian rất ngắn. 7ml nọc độc của rắn hổ mang chúa có thể giết một con voi hoặc 20 con người.
    Sứa hộp (lớp Cubozoa), một loài động vật không xương sống, đứng đầu danh sách những loài vật có nọc độc nguy hiểm nhất thế giới. Chúng sống dưới những vùng biển quanh các khu vực châu Á và Australia. Các nhà khoa học cho biết, chúng đã cướp sinh mạng của 5.567 người từ năm 1954 đến nay. Chất độc của chúng tấn công vào hệ tim mạch, hệ thần kinh và cả các tế bào da một cách nhanh chóng, khiến những mục tiêu của chúng chết ngay lập tức.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/10-loai-dong-vat-co-noc-doc-dang-so-nhat-the-gioi-a58915.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan