+Aa-
    Zalo

    10 đồ vật trong gia đình là "nhà của vi khuẩn" nhưng chẳng ai để ý, đáng sợ nhất là vật số 1

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trong ngôi nhà luôn hiện diện những đồ vật tưởng sạch sẽ nhưng chứa rất nhiều vi khuẩn, ít khi bạn nghĩ đến việc vệ sinh làm sạch.

    Trong ngôi nhà luôn hiện diện những đồ vật tưởng sạch sẽ nhưng chứa rất nhiều vi khuẩn, ít khi bạn nghĩ đến việc vệ sinh làm sạch.

    Bàn chải đánh răng

    Trong miệng chúng ta luôn tồn tại hàng trăm loại vi khuẩn khác nhau. Việc đánh răng sẽ vô tình làm chúng mắc trên bàn chải, dù có rửa sạch bao nhiêu cũng khó hết. 

    Chuyên gia sức khỏe khuyến cáo nên thay bàn chải đánh răng 3-4 tháng/lần hoặc thường xuyên hơn, đặc biệt nếu thấy lông bàn chải bị cùn hoặc bạn bị ốm hay hệ miễn dịch bị suy giảm. Riêng bàn chải đánh răng trẻ em cần được thay thường xuyên hơn của người lớn vì chúng bị mòn nhanh hơn.

    Vòi nước phòng tắm và vòi nước trong bếp

    Hơi ấm và độ ẩm của phòng là môi trường hoàn hảo để vi khuẩn phát triển. Nhà vệ sinh được đặt trong môi trường này, cùng với việc mọi người mở vòi trước khi rửa tay và các luồng khí từ việc xả nước lan truyền vật liệu bị ô nhiễm càng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

    Do đó, vòi nước trong phòng tắm thường là khu vực bị ô nhiễm nhiều nhất trong phòng, chứa vi khuẩn E. coli và các loại vi khuẩn phân khác, cùng với mức độ cao của nấm men và nấm mốc. Vì vậy, bạn nên chùi rửa hằng ngày vòi nước với nước xà phòng ấm.

    Các vấn đề tương tự cũng xảy ra đối với vòi nước ở bếp do sử dụng nhiều và cũng nhiều người chạm vào.

    Lược chải tóc

    Chiếc lược luôn phải tiếp xúc với tất cả bụi bẩn, da chết, chất nhờn và tóc rụng trên đầu bạn mỗi ngày. Nếu tiếp tục sử dụng chiếc lược bẩn mà không vệ sinh, bạn rất dễ gặp các vấn đề về tóc như gàu, nấm da đầu, rụng tóc, viêm da đầu… Nó còn làm tóc chị em bết nhanh hơn dù cho có gội hàng ngày.

    Vì vậy, tốt nhất bạn nên vệ sinh sạch sẽ lược 1-2 lần/tuần để không gặp phải những tình trạng trên. 

    Gối và vỏ gối

    Gối cùng vỏ là nơi ẩn chứa hàng tá tế bào da chết và bã nhờn trên người chúng ta. Cho nên nếu không thay mới và giặt thường xuyên, bạn đang khiến làn da đối mặt với một số bệnh da liễu như mụn, ngứa, viêm da tiết bã… mãi không khỏi.

    Chính vì vậy, bạn cần phải thay và giặt vỏ gối với tần suất 1 lần/tuần, nếu trời nắng nóng ra nhiều mồ hôi thì tăng lên 2-3 ngày/lần. Đối với gối nói riêng, bạn nên thay 6 tháng/lần hoặc ít nhất là 1-2 năm/lần. Hãy thường xuyên đem ra phơi nắng để tiêu diệt vi khuẩn và bụi bặm.

    Miếng bọt biển rửa chén

    Đây là vật dụng mà hầu như mọi nhà đều dùng để rửa chén hàng ngày, có khi dùng cả mấy tháng trời mới thay. Dù ai cũng nghĩ là an toàn nhưng thực chất, miếng bọt biển được các chuyên gia đánh giá là bẩn bậc nhất trong bếp và tiềm tàng hàng trăm mối nguy hại với sức khỏe.

    Nó chứa nhiều loại vi khuẩn khác nhau như Coliform, E.coli, Staphylococcus aureus và Campylobacter… gây tiêu chảy, đau bụng hay nôn mửa cấp.

    Máy tính xách tay

    loại vi trùng được tìm thấy nhiều nhất trên bàn phím máy tính hoặc máy tính xách tay là tụ cầu, liên cầu và một số vi khuẩn trong không khí như micrococci. Những loại vi khuẩn này có thể gây bệnh từ viêm da và ngứa cổ họng, cho đến các bệnh nghiêm trọng như viêm phổi và viêm màng não.

    Điều khiển tivi

    Được sử dụng bởi nhiều người, với nhiều lần, điều khiển tivi đặc biệt dễ bị nhiễm vi khuẩn. Nếu bạn vừa ăn vừa xem tivi, tỷ lệ còn cao hơn.  Hãy sử dụng khăn tẩm cồn để lau điều khiển tivi.

    Điện thoại di động

    Vì lý do tương tự, điện thoại là nguồn chứa nhiều chất gây ô nhiễm. Việc đặt gần miệng và mũi trong quá trình sử dụng và môi trường cất giữ ấm áp, như trong túi càng làm tăng nguy cơ.

    Đồ chơi trẻ em

    Các nhà nghiên cứu đã phát hiện có rất nhiều vi khuẩn trên đồ chơi trẻ em. Hầu hết đồ chơi nên được làm sạch hằng tuần nếu bé chơi thường xuyên, nhưng nếu bé bị bệnh, tốt nhất là nên làm sạch đồ chơi của bé hằng ngày cho đến khi bé khỏi bệnh.

    Giày và dép lê

    Ai cũng phải cần giày và dép mỗi khi ra ngoài, thậm chí nhiều người có đến vài chục đôi để thay đổi. Tuy nhiên, chúng cũng là một ổ vi khuẩn ngầm mà chẳng ai hay.

    Gần 40 % những đôi giày chúng ta mang có chứa vi khuẩn Clostridium difficile gây tiêu chảy và 70% bị nhiễm vi khuẩn E. coli gây bệnh đường ruột. Nếu bạn bị nấm chân thì bệnh sẽ mãi không khỏi vì nấm đã kẹt lại trên giày, từ đó sản sinh và phát triển mạnh hơn.

    Bạn nên giặt giày dép thường xuyên để giảm nguy cơ nhiễm trùng và thay mới 6 tháng/lần. Nếu ở nhà thì có thể không đi dép cũng được, nhưng phải có thảm lau chân để giảm bớt bụi bẩn.

    Việt Hương (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/10-do-vat-trong-gia-dinh-la-nha-cua-vi-khuan-nhung-chang-ai-de-y-dang-so-nhat-la-vat-so-1-a359213.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan