Nhưng đó là một yêu cầu mà ở đó có thể họ phải cắt bỏ ruột thừa nếu muốn được làm việc ở Nam Cực. Chi tiết này được đưa ra trong báo cáo của Science Alert, nơi cho biết để làm việc tại một số cơ sở khoa học ở Nam Cực, các bác sĩ sẽ phải cắt bỏ ruột thừa, có thể đã cắt trước đó hoặc trước khi chấp nhận vị trí.
Ruột thừa là một đoạn ruột nhỏ, dạng túi cùng, hẹp và dài vài centimet dính vào manh tràng. Ruột thừa nằm ở phần bụng dưới bên phải, nơi nối tiếp giữa ruột non và ruột già. Những chức năng cụ thể của ruột thừa trong cơ thể cho đến nay vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, cơ quan này thường phải đối mặt với nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau như gây nhiễm trùng, viêm phúc mạc trong dạ dày và thậm chí gây tử vong.
Nhưng vì sao các bác sĩ lại phải cắt bỏi ruột thừa trước khi đến Nam Cực? Trang web của Chương trình Khám phá Nam Cực của Úc giải thích lý do cho điều này là vì "Thông thường chỉ có một bác sĩ trực tại trạm trong mùa đông. Nếu ai đó bị viêm ruột thừa vào mùa đông ở Nam Cực, bác sĩ sẽ mổ do đưa trở lại Úc sẽ rất mất thời gian. Nhưng nếu là bản thân bác sĩ bị viêm ruột thừa, rất khó để có thể tự mổ”.
Trong thực tế, quy định này được đưa ra kể từ sau sự cố vào năm 1961 khi nhà vật lý Leonid Rogozov bị đau ruột thừa tại căn cứ Novolazarevskaya của Nga, ngay giữa một cơn bão mùa đông. Họ không thể sơ tán anh ta, vì vậy sau khi bị viêm phúc mạc (viêm nhiễm lớp phúc mạc), Novolazarevskaya phải tự phẫu thuật với sự giúp đỡ của hai trợ lý và gây tê tại chỗ.
Sau ca phẫu thuật đau đớn, Novolazarevskaya đã ngất xỉu và chóng mặt. May mắn là cuối cùng cuộc phẫu thuật đã thành công, giúp ngăn chặn sự lây nhiễm đủ lâu cho đến khi nhà khoa học này được đưa đi sơ tán.
Khả năng một người bị viêm ruột thừa là 5-9%, một con số quá cao để gây nguy cơ. Đó là lý do tại sao các bác sĩ đến Nam Cực phải cắt bỏ ruột thừa của họ trước khi đi làm nhiệm vụ. Trong phòng phẫu thuật, đây là một ca phẫu thuật đơn giản, hầu như không cần nằm viện một ngày và không để lại di chứng vì ruột thừa là vô dụng.
Kiến Tường